Vì sao Kazakhstan cầu cứu Putin chứ khôngphải Trung Quốc?

Minh Nhật (theo Asia News) Thứ ba, ngày 11/01/2022 19:00 PM (GMT+7)
Trung Quốc là đối tác kinh tế chính của Kazakhstan và cũng là một cường quốc quân sự đang lên. Tuy nhiên, khi bạo loạn nổ ra ở đất nước Trung Á, Tổng thống Tokayev đã lập tức "cầu cứu" liên minh quân sự do Nga dẫn đầu chứ không phải là Bắc Kinh, vì sao vậy?
Bình luận 0
Vì sao Kazakhstan cầu cứu Putin chứ không
phải Trung Quốc? - Ảnh 1.

Không giống như Nga, Trung Quốc đứng ngoài cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan. Ảnh ANA

Theo Asia News, khi những cuộc biểu tình phản đối giá khí đốt tăng vọt bùng lên ở Kazakhstan rồi vượt tầm kiểm soát, biến thành những cơn "cuồng nộ" trên đường phố khiến nhiều người thiệt mạng Tổng thống Tokayev đã vội vã đề nghị Moscow và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hỗ trợ quân sự để giúp dập tắt bạo loạn.

Nhiều người đặt câu hỏi vì sao Kazakhstan cầu cứu Putin và CSTO chứ không phải là Trung Quốc và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) - một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.

SCO được hình thành theo sáng kiến của Bắc Kinh với nhiệm vụ ban đầu là giải quyết những vấn đề biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thuộc Liên Xô (cũ) gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Sau này, SCO mở rộng thêm nhiệm vụ mới là chống ma túy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực.

Vì sao Kazakhstan cầu cứu Putin chứ không
phải Trung Quốc? - Ảnh 2.

Bạo loạn nổ ra trên đường phố Kazakhstan khiến nhiều người thiệt mạng. Ảnh IT

Trung Quốc cũng là cường quốc kinh tế chính ở Trung Á nói chung và Kazakhstan nói riêng đồng thời cũng là một cường quốc quân sự. Kể từ khi Bắc Kinh khởi động Sáng kiến Vành đai và Con đường năm 2013 cùng những kế hoạch đầy tham vọng nhằm biến Trung Quốc thành trung tâm kinh tế thế giới, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Trung Á đã vượt xa Nga.

Tuy nhiên, việc Kazakhstan cầu cứu sự giúp đỡ của Moscow và CSTO chứ không phải Trung Quốc và SCO là điều dễ hiểu.

Vì sao Kazakhstan cầu cứu Putin chứ không
phải Trung Quốc? - Ảnh 3.

Nga có mối quan hệ khăng khít với Kazakhstan. Ảnh AP

Thứ nhất, SCO - được điều hành bởi Trung Quốc và Nga, trên thực tế - là một diễn đàn chính trị hơn là một cơ chế an ninh Á-Âu.

Thứ 2, theo Asia News - với việc tránh không "nhờ cậy" SCO, Tổng thống Tokayev đã tính đến sự bất mãn ngày càng tăng của người Kazakhstan đối với Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Kazakhstan nhằm chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của các công ty Trung Quốc, vốn bị coi là những tác nhân gây ô nhiễm lớn cho nước này. Ngoài ra, nhiều người Kazakhstan cũng được cho là có ít thiện cảm với Bắc Kinh.

Trên thực tế, trước những sự kiện gần đây ở Kazakhstan, việc Trung Quốc đưa ra những lời lẽ thận trọng cũng cho thấy Bắc Kinh không muốn (hoặc không thể) can thiệp tích cực (như Nga) vào cuộc khủng hoảng hiện tại của quốc gia Trung Á này.

“Những gì đang xảy ra ở Kazakhstan là vấn đề đối nội của nước này. Chúng tôi tin rằng các nhà chức trách Kazakhstan có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem