Tích tụ ruộng đất

  • Tích tụ ruộng đất là quá trình chuyển quyền sử dụng ruộng đất từ tay của đại bộ phận nông dân vào tay một chủ thể (trang trại hoặc doanh nghiệp) và phải tập trung nhịp nhàng với quá trình phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn. Phải bảo đảm cho người nông dân có công ăn việc làm và có thu nhập cao hơn trước chứ đừng để nông dân ngày càng bị mất đất.
  • Mặc dù là lần đầu tiên trả lời chất vấn, nhưng Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã nắm rất chắc các vấn đề của ngành. Đặc biệt, Bộ trưởng là người dám đương đầu, thẳng thắn nhận trách nhiệm.
  • Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo trong thời gian tới cần thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện để tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tài sản đất đai.
  • Ở nhiều địa phương, nông dân trồng lúa để giữ ruộng, chẳng mấy ai tính được chuyện lời lãi. Nhưng với anh Cao Văn Lâm (40 tuổi) ở xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện (Hải Dương) lại tập nhìn ra cơ hội, anh thuê gần 26ha ruộng, đầu tư cơ giới hóa và thu lợi nhuận hàng tỉ đồng.
  • Theo một nghiên cứu của Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), trong bối cảnh và xu thế hiện nay, ở Việt Nam nếu tích tụ đất đai (cả tự nguyện hay không) cũng sẽ tác động rất lớn đến sinh kế của người ND, gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
  • Xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân (Hà Nam) đang được coi là một trong những điểm đến thu hút hấp dẫn các nhà đầu tư nông nghiệp. Bước đầu, người dân ở đây đã “nhượng” hơn 110ha cho Công ty VinEco (thuộc Tập đoàn Vingroup) thuê. Nhượng lại phần đất của mình, bà con nông dân không những vẫn giữ quyền sử dụng đất mà còn có công ăn việc làm với mức lương ổn định, cao hơn so với làm ruộng.
  • Sáng 14.4, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị Giải pháp tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường, NNPTNT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức.
  • “Thời gian qua, không ít doanh nghiệp (DN) muốn đầu tư vào nông nghiệp, tuy nhiên nhiều khó khăn khiến họ phải chùn bước. Điển hình như muốn có đất đai đủ lớn để sản xuất hàng hóa, DN phải làm việc với hàng nghìn nông dân; muốn tập hợp ruộng đất, song lại vướng luật…” – ông Hồ Xuân Hùng (ảnh), nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Tổng hội NNPTNT nói trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo NTNN.
  • Nhiều hộ dân, ngành chức năng và nhà khoa học vùng ĐBSCL cho rằng, việc cho bỏ hạn điền, tích tụ ruộng đất phục vụ cho sản xuất quy mô lớn là rất cần thiết và là đòi hỏi cấp bách nhằm đổi mới nền nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, cần giám sát chặt chẽ quá trình tích tụ, không để đất nông nghiệp biến thành… sân golf, nhà máy hay khu nghỉ dưỡng.
  • Để trở thành những tỷ phú, “điền chủ” như ngày hôm nay, những “siêu” nông dân đó đã phải đổ biết bao mồ hôi, công sức, cũng như phải chịu đựng những dị nghị, nghi ngờ của dư luận trong quá trình tích tụ đất đai. Bây giờ dù đã có hàng chục, hàng trăm ha đất, song họ vẫn luôn trong tâm thế bất an vì “luật không cho phép”.