Gần 70% nông dân thích tập trung đất đai, chỉ hơn 22% muốn tích tụ

Trương Hồng - Kim Oanh Thứ hai, ngày 24/07/2017 13:50 PM (GMT+7)
Tích tụ ruộng đất là quá trình chuyển quyền sử dụng ruộng đất từ tay của đại bộ phận nông dân vào tay một chủ thể (trang trại hoặc doanh nghiệp) và phải tập trung nhịp nhàng với quá trình phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn. Phải bảo đảm cho người nông dân có công ăn việc làm và có thu nhập cao hơn trước chứ đừng để nông dân ngày càng bị mất đất.
Bình luận 0

Ngày 24.7, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) lần thứ 12, khóa VI. Tham dự gồm có ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN với sự tham gia điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Lều Vũ Điều, Phó Chủ tịch Lương Quốc Đoàn cùng các Chủ tịch Hội của 63 tỉnh, thành.

img

Ông Lương Quốc Đoàn - Phó Chủ tịch HND Việt Nam phát biểu về tích tụ ruộng đất

Ông Lương Quốc Đoàn - Phó Chủ tịch HND Việt Nam nhấn mạnh: “Sau 30 năm đổi mới đất nước nông nghiệp nước ta đã được những thành tựu to lớn, khẳng định vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước, gần 10 mặt hàng nông nghiệp đứng hạng cao thế giới.

Tuy nhiên, trước yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và hội nhập quốc tế, chính sách về đất đai đã, đang bộc lộ nhiều bất cập, làm nảy sinh mâu thuẩn giữa tình trạng ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ của tiểu hộ nông dân với yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế nông nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

Chúng ta cần các hình thức tích tụ và tập trung ruộng đất phổ biến hiện nay gồm: Hình thức chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Dồn điền, đổi thửa (chuyển đổi đất nông nghiệp); Liên lết hợp tác để sản xuất kinh doanh; Hình thức thuê quyền sử dụng đất; Hình thức góp vốn bằng quyền sử đụng đất để sản xuất, kinh doanh…”.

Ông Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh thêm: Việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đất đã diễn ra ngay sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Trong số đất nông nghiệp đã được chuyển nhượng thì 29% chuyển nhượng trước năm 1994 (năm đầu thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ), 41% chuyển nhượng trong giai đoạn 1994-2003, 30% chuyển nhượng trong gia đoạn từ năm 2004 đến nay. Mô hình chuyển nhượng đã và đang diễn ra với 3 hình thức như:

Một là: Chuyển nhượng sử dụng ruộng đất trong trường hợp các hộ có đất nhưng không tiến hành sản xuất được dẫn đến bỏ hoang hoặc cho những hộ nông dân khác thuê. Đây là sự chuyển nhượng hợp lý, ruộng đất được chuyển nhượng từ chủ hộ không có lao động, không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp sang chủ hộ có nhu cầu sản xuất, kinh doanh đó là các chủ hộ có điều kiện lao động, tiền vốn sản xuất và mở rộng quy mô thành các trang trại, gia trại; chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ.

Hai là: Chuyển nhượng trong các trường hợp chủ hộ gia đình nông dân đã chuyển đổi và sản xuất ổn định các ngành nghề khác cho thu nhập cao hơn, nay không còn nhu cầu sử dụng ruộng đất thì chuyển nhượng cho các hộ nông dân khác mở rộng quy mô thành trang trại, gia trại. Trường hợp này cùng là hợp lý trong phân công lao động của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Ba là chuyển nhượng trong trường hợp bức bách do hoàn cảnh gia đình có người ốm đau, hỏa hoạn, làm ăn nợ nần…Hộ nông dân phải sang nhượng ruộng đất để lấy tiền trang trải….

                     img

Quang cảnh Hội nghị BCH Trung ương HND Việt Nam lần thứ 12

Qua khảo sát về tích tụ, tập trung ruộng đất ở 9 tỉnh và báo cáo của 45 tỉnh, thành Hội với 2.453 hộ nông dân, 172 trang trại, 28 doanh nghiệp. Kết quả đối với hộ nông dân: có 67,75% mong muốn hình thức tập trung. 22,83 mong muốn hình thức tích tụ; Đối với trang trại: 31,3% mong muốn hình thức tập trung, 69,9% mong muốn hình thức tích tụ; Đối với doanh nghiệp có 14,3% mong muốn hình thức tập trung, 85,7% , mong muốn hình thức tích tụ.

Qua nghiên cứu về tích tụ, tập trung ở 2 nước mà trước đây có điều kiện giống Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc thì vấn đề là không nhất thiết phải quy mô lớn. Mà vấn đề là các chính sách, hỗ trợ để đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao và tạo điều kiện cho nông dân tiêu thụ tốt nhất. Có những hộ ông dân ở Nhật Bản diện tích chỉ 2.500m2 mà sản suất trồng cà chua ho thu nhập gần 7 tỷ đồng (Việt Nam)/năm.

Ở các nước châu Âu, châu Mỹ quy mô ruộng đất của mỗi chủ hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có tới hàng trăm, hàng ngàn hécta. Nhưng ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan, quy mô đất nông hộ đa số không vượt quá 10 hecta. Nhưng đến năm 1986, cả Hàn Quốc và Đài Loan đã hoàn thành cơ cấu nông nghiệp, thì Nhật Bản chỉ có bình quân ruộng đất 1,24 hécta/hộ; Đài Loan 1 hécta/hộ. Thời gian thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chỉ bằng 1/3 các nước châu Âu, châu Mỹ.

“Có thể nói, quy mô của một loại hình quan hệ sản xuất nó phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hiện nay của nước ta và nhất là trình độ các chủ trang trại, doanh nghiệp. Ngoài ra, nông dân băn khoăn lo lắng một số doanh nghiệp tích tụ ruộng đất để đầu cơ đất, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thương mại và một bộ phận nông dân cũng lo lắng nếu doanh nghiệp thuê đất sẽ phá vỡ mặt bằng canh tác, hệ thống thủy lợi…khi hết hạn thuê đất không trả lại nguyên trạng như ban đầu; Việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân khi rút khỏi lĩnh vực nông nghiệp chưa tốt nên chưa thúc đẩy việc chuyển dịch đất đai từ nông dân sang đối tượng sử dụng khác…” - ông Đoàn cho biết.

img

Tích tụ ruộng đất là gắn kết giữa nông dân với doanh nghiệp

Ông Vũ Văn Thẩm - Chủ tịch HND tỉnh Quảng Nam cho rằng: “Tích tụ ruộng đất là quá trình chuyển quyền sử dụng ruộng đất từ tay của đại bộ phận nông dân vào tay một chủ thể (trang trại hoặc doanh nghiệp). Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ trang trại, chủ doanh nghiệp có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và quản lý, phát huy lợi thế về quy mô, nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất phải nhịp nhàng với quá trình phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn. Phải bảo đảm cho người nông dân có công ăn việc làm và có thu nhập cao hơn trước chứ đừng để nông dân ngày càng bị mất đất…”

Ông Lại Xuân Môn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN nhấn mạnh: “Trước hết phải làm rõ mục tiêu ruộng đất cho ai, phải quan tấm đến chủ thể là nông dân và coi trọng vấn đề quyền và lợi ích chiến lược lâu dài và bền vững của người nông dân, đất đai đối với nông dân là sự sống, là tương lai, là động lực quyết định của người nông dân. Tuyệt đối tránh sự bần cùng hóa đối với nông dân. Nông dân là người yếu thế, thu nhập bình quân quá thấp hơn bình quân xã hội, nên dễ bị tổn thương và bị đẩy xuống tầng lớp nghèo của xã hội...

Còn văn kiện kỳ này phải đổi mới, bởi đứng trước yêu cầu hội nhập như thế, đứng trước bà con như thế, đứng trước điều kiện mà chúng ta phải sắp xếp lại tổ chức bộ máy thì Hội làm cái gì phải rõ. Trong đó, cần 3 phong trào chính là ND thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Phong trào ND thi đua xây dựng nông thôn mới; Phong trào ND tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đây là 3 phong trào thi đua rất thiết thực, gần gũi đối với đời sống nông thôn, được ND hưởng ứng tích cực. Vì vậy các phong trào thi đua phát triển cả bề rộng, chiều sâu và có sức lan tỏa…”

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem