Oanh tạc Syria, Trump giáng đòn đau bất ngờ cho Putin

Phương Đăng Thứ hai, ngày 10/04/2017 17:00 PM (GMT+7)
Theo New York Post, việc Trump dùng tên lửa hành trình oanh tạc Syria tuần trước, người thiệt hại nhất thực tê skhông phải là Tổng thống Bashar al-Assad mà lại là Tổng thống Vladimir Putin. Trong khi ông Assad bị trừng phạt, thì nhà lãnh đạo Nga bị Mỹ làm cho bẽ mặt.
Bình luận 0

img\

Dùng tên lửa oanh tạc Syria, Tổng thống Donald Trump (trái) đã giáng đòn đau bất ngờ cho Tổng thống Nga Putin (phải).

Mặc dù trước khi oach tạc Syria 1 giờ, Mỹ đã gửi cảnh báo đến Nga, nhưng quân đội của Tổng thống Putin ở Syria đã không thể làm gì để bảo vệ đồng minh của họ, không thể ngăn cản cuộc tấn công của Mỹ.

Điều này làm nhà lãnh đạo Nga bị bẽ mặt nặng nề bởi khi đưa quân vào Syria, ông Putin muốn chứng tỏ rằng, nước này là một đồng minh mạnh mẽ, đáng tin cậy trong khi chính quyền Obama bị cho là yếu đuối, không đủ năng lực. Putin muốn cho thế giới thấy Nga có sức mạnh. Còn Mỹ thì không.  Tuy nhiên, theo New York Post, "cơn mưa" tên lửa hành trình Mỹ dội vào Syria tuần trước đã làm bẽ mặt Tổng thống Putin, buộc các đồng minh của nước này phải nghĩ lại.

img

Mỹ bắn tên lửa không kích Syria.

Trong khi báo giới chủ yếu quan tâm và bình luận về phản ứng và nhận thức của Triều Tiên sau vụ oanh tạc Syria thì điều thực sự thay đổi đó là nhận thức của Iran.

Nước này vốn xem Nga là đồng minh tin cậy nhất và dựa vào liên minh với Nga để đối phó với liên minh Mỹ - Israel. Tuy nhiên, việc Nga không thể làm gì để bảo vệ Syria trước các cuộc tấn công của Mỹ có thể khiến Tehran cân nhắc lại về tính đáng tin cậy của Nga.

Ngoài ra, đối mặt với sự cắt giảm ngân sách quốc phòng gần đây (do các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng như giá dầu giảm), ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang ra sức bán vũ khí cho nước ngoài để kiếm tiền. Đó là cách tối ưu để Nga phục hồi và Tổng thống Putin có thể thực hiện kế hoạch tái vũ trang cho quân đội.

Tuy nhiên, việc Nga khoanh tay đứng nhìn tên lửa Mỹ oanh tạc Syria cho thấy, vũ khí Nga có lẽ không phải là một món hời. Theo New York Post, hệ thống phòng không tối tân của Nga S-400 và các chiến đấu cơ mạnh nhất của nước này hiện diện tại căn cứ không quân Syria tại thời điểm Mỹ phát động cuộc tấn công nhưng đã không đánh chặn tên lửa.

Điều đó cho thấy có 3 khả năng có thể xảy ra. Một là ông Putin e ngại Mỹ nên bỏ mặc đồng minh và hai là vũ khí cũng như quân đội Nga không có khả năng để bảo vệ Syria. Hoặc thậm chí là cả 2 khả năng đó.

Như vậy, việc Trump phát động cuộc tấn công nhắm vào Syria không chỉ đạt được mục đích là dạy cho ông Assad một bài học, mà còn giáng đòn đau bất ngờ nhằm vào người đàn ông quyền lực nhất của Nga.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem