Vì sao thủy sản Việt dễ bị kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài?

An Linh Thứ ba, ngày 19/12/2023 17:30 PM (GMT+7)
Là ngành hàng xuất khẩu trọng điểm với kim ngạch năm 2022 ước đạt 2,5 tỷ USD, sản phẩm thủy sản như cá tra, basa đã và đang trở thành thương hiệu xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ, EU.
Bình luận 0

Tuy nhiên, đằng sau thành tựu vượt kỳ vọng ấy, cá tra, ba sa Việt đang đối diện ngày càng nhiều hơn các vụ kiện tụng liên quan đến xuất xứ, chống bán phá giá và trợ cấp từ Hoa Kỳ.

Theo thống kê sơ bộ, tính đến hết 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng tới 63%, mục tiêu xuất khẩu cá tra năm 2022 khoảng 2,5 tỷ USD nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa.

Vì sao thủy sản Việt dễ bị kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài? - Ảnh 1.

Là sản phẩm chủ lực, xuất khẩu thủy sản đang vướng vào nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước ngoài (Ảnh: VASEP).

Hiện, thị trường Hoa Kỳ đang chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, trong đó chủ yếu sản phẩm xuất khẩu diện chính ngạch sang thẳng thị trường Hoa Kỳ không phải qua sơ chế, gia công như nhiều sản phẩm ngành hàng khác. Đây thực sự là sức mạnh của ngành sản xuất cá tra nói riêng và thuỷ sản của Việt Nam nói chung sau gần 20 năm thị trường Mỹ mở cửa cho hàng hoá Việt Nam.

Tuy nhiên, do độ mở nền kinh tế, khối lượng xuất khẩu lớn và kim ngạch gia tăng hàng năm nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng cá tra, ba sa đang đối diện với nhiều hơn các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, ngay từ khi đầu ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ Việt Nam ngay lập tức đối mặt với 4 vụ điều tra chống bán phá giá: Một với cá tra, cá basa và 3 cuộc với tôm.

Trong 4 cuộc, cuộc điều tra năm 2013 và năm 2019 về chống trợ cấp và lẩn tránh không bị áp thuế. Từ năm 2016 đến nay, số lượng vụ việc các vụ việc phòng vệ thương mại gia tăng nhanh. Ước tính cứ 2 tuần có 1 vụ phòng vệ thương mại mới, bên cạnh đó những vụ việc mới, các quốc gia vẫn tiếp tục rà soát lại các vụ điều tra từ năm trước đó.

Nguyên nhân chính khiến các cuộc kiện cáo phòng vệ thương mại gia tăng đó là năng lực xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tốt hơn, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa, tham ra nhiều Hiệp định thương mại song phương trên thế giới hàng hoá Việt Nam được cắt giảm thuế, tham gia sân chơi WTO các nước không thể sử dụng hàng rào thuế quan để ngăn chặn hàng xuất khẩu của Việt Nam mà phải tận dụng các cơ chế phi thuế quan để bảo hộ mậu dịch.

Bên cạnh đó, do cạnh tranh địa chính trị lớn dần, xu hướng bảo hộ gia tăng nên các nước muốn sẽ định hình lại chuỗi cung ứng, liên kết kinh tế, ngày càn chặt chẽ hơn về nguồn nguyên liệu. Chính vì vậy, trong năm 2022, trong các biện pháp phòng vệ thương mại mới, chống lẩn tránh thuế tương đối lớn.

Và nguyên nhân cuối cùng là do tác động của dịch Covid, nhiều nước nhiều ngành gặp khó khăn, chính vì thế nhiều nước họ có nhiều biện pháp bảo vệ ngành trong nước, ngành công nghiệp nền tảng, có thể liên quan đến an ninh quốc gia như ngành thép, vì thế họ có nhiều biện pháp ngăn chặn nhập khẩu họ sẽ sử dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem