Thứ sáu, 03/05/2024

Mỹ đứng đầu danh sách thu hút vốn đầu tư Việt Nam trong quý 1

27/03/2024 3:45 PM (GMT+7)

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đang dịch chuyển sang các nước phát triển. Trong 13 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, Mỹ đứng ở vị trí thứ nhất trong 3 tháng đầu năm.

Quý 1/2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án đầu tư mới và hai lượt điều chỉnh vốn đầu tư, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 28,94 triệu USD, chỉ bằng 24,2% so với cùng kỳ.

Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Mỹ (23%); New Zealand (20,3%); Đức (18,6%).

Mỹ đứng đầu danh sách thu hút vốn đầu tư Việt Nam trong quý 1- Ảnh 1.

Các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ được trưng bày tại khách sạn Sheration (Quận 1, TP.HCM) ngày 20/3/2024 cho thực khách thưởng thức, đánh giá. Ảnh: Tường Thụy

Vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài chảy vào 9 ngành. Trong đó, tập trung nhiều nhất vào các ngành bán buôn, bán lẻ (chiếm 39,8% vốn); hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 18,6% vốn); xây dựng (chiếm 17,3% vốn); còn lại là các ngành khác.

Theo báo cáo hôm nay từ Cục Đầu tư nước ngoài, đến 20/3/2024, Việt Nam đã có 1.720 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,12 tỷ USD. Số vốn này tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,5%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,7%); Campuchia (13,2%); Venezuela (8,3%).

Tuy nhiên, số liệu quý 1 cho thấy dòng vốn Việt Nam có phần dịch chuyển sang các nước phát triển như như Mỹ, khu vực châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. 

Ngoài các lĩnh vực đầu tư truyền thống, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, các ngành có hàm lượng kỹ thuật hiện đại đang có xu hướng gia tăng đáng kể, theo những gì ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, phát biểu tại Hội nghị lần 2 về hợp tác số toàn cầu do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 26/3.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) nói trước đây đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với các dự án có quy mô vốn lớn. Tuy nhiên, đến nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân lẫn nhà nước đã đặt chân đầu tư và thành công tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, như Tập đoàn Viettel, FPT, Vinamilk, NutiFood…

Đặc biệt, viễn thông và công nghệ số là một trong những lĩnh vực Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với những kết quả tốt, nhất là Viettel và FPT, ông Tuyên cho biết.

Ở chiều ngược lại, trong ba tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo Cục Đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, vốn thực hiện đạt khoảng 4,63 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2024, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu cho thấy, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài năm nay sẽ tiếp tục xu hướng tích cực trong những năm gần đây.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Sắp tới, thị trường ô tô sẽ thêm sôi động với sự góp mặt của BYD, "trùm" xe điện đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, BYD có thành công hay không khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước khi mở bán chính thức?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo vừa thành lập đặt mục tiêu đào tạo và phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030.

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Trung bình mỗi ngày, chuỗi nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng. Chuỗi này tiếp tục có kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc trong năm nay.

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Khu vực giáp ranh TP.HCM đang hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, giao thông. Đây là trợ lực quan trọng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển xu hướng đầu tư, phát triển sản phẩm nhà ở khu vực tiệm cận.