Thứ năm, 02/05/2024

Đa số đại công ty đắt giá nhất thế giới đến từ Mỹ

15/02/2024 4:45 PM (GMT+7)

Bốn đại công ty Mỹ "chễm chệ" ở nhóm đầu danh sách 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới vừa được công ty định giá doanh nghiệp Brand Finance công bố. Tổng cộng, Mỹ có đến 6 công ty trong top 10 này, Trung Quốc được 2 trong khi Đức và Hàn Quốc, mỗi nước chỉ có 1.

Danh sách "danh giá" này gồm 5 đại diện ngành công nghệ. Trong khi đó, TikTok/Douyin của Trung Quốc được đánh giá là một hiện tượng toàn cầu trong lĩnh vực truyền thông xã hội. 

Lĩnh vực ngân hàng chỉ có 1 cái tên trong top 10 này, nhưng cũng đến từ đất nước đông dân thứ 2 thế giới: Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC).

Đa số đại công ty đắt giá nhất thế giới đến từ Mỹ- Ảnh 1.

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2024 do Brand Finance công bố.

Đáng chú ý, top 10 không có ông trùm xe hơi điện Tesla (Mỹ) của tỷ phú Elon Musk. Giá trị thương hiệu Tesla đã giảm xuống còn 58,3 tỷ USD, khá xa so với 71,88 tỷ USD của ICBC đứng thứ 10.

Brand Finance cho biết họ đánh giá dữ liệu giá trị thương hiệu dựa trên khả năng tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Họ cũng phân tích từng công ty con của các đại công ty để đảm bảo tính bao quát.

Bốn thương hiệu dẫn đầu từ Mỹ

Đầu bảng xếp hạng không ai xa lạ mà chính là "tào khuyết" Apple, với giá trị thương hiệu tăng hơn 217 tỷ USD so với năm ngoái, đạt tổng cộng 516,6 tỷ USD, bỏ xa Microsoft ở vị trí thứ 2 với giá trị 340,8 tỷ USD.

Brand Finance cho biết doanh số của điện thoại iPhone đã chững lại nhưng "táo"đã mở rộng dòng sản phẩm từ phụ kiện công nghệ đến phần mềm truyền hình Apple TV. Theo Brand Finance, hơn 50% người sử dụng nhận định sản phẩm của Apple xứng đáng với giá tiền.

David Haigh, Chủ tịch và CEO của Brand Finance, nhận xét Apple đã tăng giá trị thương hiệu thông qua chiến lược đa dạng hóa và cao cấp hóa, thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào doanh số bán iPhone để chuyển sang đầu tư vào các thiết bị đeo và dịch vụ như đăng ký Apple TV.

Đa số đại công ty đắt giá nhất thế giới đến từ Mỹ- Ảnh 2.

Nhận diện dịch vụ Apple TV của Apple. Ảnh: Apple.

Microsoft tuy đứng thứ 2 trong top 10 nhưng tốc độ tăng của giá trị là số 1: tăng đến 77,7%. Nhờ đó, Microsoft tăng hai bậc trên bảng xếp hạng. Đầu tư của "đại gia" công nghệ Mỹ vào việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trên các nền tảng đã giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của tập đoàn và định vị Microsoft là công ty đổi mới công nghệ số 1.

"Ông lớn" công nghệ Google của Mỹ vẫn giữ vị trí thứ 3 như năm ngoái nhưng giá trị thương hiệu chỉ tăng 18,5%. 

Kế đó là Amazon tại vị trí thứ tư (với giá trị thương hiệu tăng 3%), bị tụt lại khá xa so với vị trí quán quân của năm trước. Theo Brand Finance, thị trường tiêu dùng đầy thách thức trong 12 tháng qua, do lãi suất cao, lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng mạnh, đã tác động đến vị trí của nhà bán lẻ khổng lồ này.

Từ thứ năm trở xuống

Samsung, cái tên Hàn Quốc duy nhất trong top 10, về thứ 5 với giá trị thương hiệu 99,3 tỷ USD. Ngôi sao gốc Hàn tăng 1 bậc so với năm ngoái.

Kế tiếp lại là 1 nhà bán lẻ Mỹ khác: Walmart. Giá trị thương hiệu của Walmart đạt 96,8 tỷ USD, giảm 14,9%.

TikTok/Douyin về đích thứ 7 với 84,1 tỷ USD nhưng nền tảng truyền thông mạng xã hội Trung Quốc được chú ý nhiều nhờ đầu tư mạnh vào thương mại điện tử thông qua TikTok Shop, 1 nền tảng đang "làm mưa làm gió" tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây. 

Với giá trị thương hiệu 75,7 tỷ USD, Facebook phải chịu xếp sau TikTok/Douyin. Tuy nhiên, tốc độ tăng của thương hiệu lên đến 28,2%, đẩy Facebook vọt từ hạng 14 năm ngoái lên hạng 8.

Deutsche Telekom, công ty viễn thông hàng đầu của Đức, về đích thứ 9 với tư cách là doanh nghiệp châu Âu duy nhất trong top 10. Giá trị thương hiệu năm nay đạt 73,3 tỷ USD. Như vậy, đại diện nước Đức vọt lên 2 bậc so với năm ngoái.

Cuối cùng trong top 10 là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) với giá trị thương hiệu 71,8 tỷ USD. Brand Finance đánh giá ICBC, vốn đã là cái tên quen thuộc trong ngành tài chính, ngày càng khẳng định tên tuổi của họ trên toàn cầu.

Nếu tính top 100 thế giới theo công bố của Brand Finance, hơn 1/2 là các công ty Mỹ. Trung Quốc đứng nhì về số lượng, và nhiều thương hiệu nổi bật của Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực tài chính.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Sắp tới, thị trường ô tô sẽ thêm sôi động với sự góp mặt của BYD, "trùm" xe điện đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, BYD có thành công hay không khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước khi mở bán chính thức?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo vừa thành lập đặt mục tiêu đào tạo và phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030.

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Trung bình mỗi ngày, chuỗi nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng. Chuỗi này tiếp tục có kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc trong năm nay.

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Khu vực giáp ranh TP.HCM đang hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, giao thông. Đây là trợ lực quan trọng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển xu hướng đầu tư, phát triển sản phẩm nhà ở khu vực tiệm cận.