Thứ năm, 09/05/2024

Lý do Google chi 500 triệu USD mỗi năm cho đối thủ

11/05/2023 10:26 AM (GMT+7)

Gã khổng lồ tìm kiếm đang khoản tiền không nhỏ để giữ đối thủ sống lay lắt, điều này là vô lý về mặt kinh tế nhưng lại hoàn toàn nằm trong tính toán của Google.

Lý do Google chi 500 triệu USD mỗi năm cho đối thủ - Ảnh 1.

Google và Firefox thực chất từng là "bạn" trong quá khứ. Ảnh: SearchEngineLand.

Theo Bloomberg, mỗi năm gã khổng lồ tìm kiếm Google lại đều đặn bỏ ra 500 triệu USD cho Mozilla - nhà phát triển trình duyệt Firefox, chỉ để đặt công cụ tìm kiếm của mình làm mặc định.

Đáng lưu ý, Google cũng có trình duyệt riêng của mình mang tên Chrome, và cả 2 đều là đối thủ của nhau trên thị trường trình duyệt web. Vậy lý do đằng sau hành động “nuôi” đối thủ của Google là gì.

Chi tiền để lách luật

Việc Mozilla với trình duyệt chỉ chiếm chưa đến 3% thị phần, và sống lay lắt nhờ tiền cứu trợ của Google, đã khiến nhiều chuyên gia nghi vấn. Về mặt kinh tế, việc Google thanh toán tiền cho đối thủ là không hề logic.

Được biệt là trong thời điểm trí thông minh nhân tạo (AI) đang được phát triển mạnh bởi Microsoft, với công cụ tìm kiếm Bing, việc Google đốt tiền lãng phí là điều bất hợp lý.

Bloomberg nhận định động thái chi tiền nuôi đối thủ của Google không hoàn toàn là bất thường trong ngành công nghệ, khi hãng cũng phải trả khoản tiền tương tự cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị iOS.

Lý do Google chi 500 triệu USD mỗi năm cho đối thủ - Ảnh 2.

Thị phần trình duyệt web 2009-2022. Ảnh: StatCounter.

Tuy nhiên, các nhà chuyên gia lại cho rằng thỏa thuận với Mozilla không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Động thái của Google có lẽ nhằm bảo hộ độc quyền trước con mắt của chính phủ Mỹ nhiều hơn là tìm kiếm lợi nhuận.

Nếu như trước đây Google đã phải chạy theo Internet Explorer, thì giờ Microsoft không còn là một đối thủ đáng lo ngại trên trường trình duyệt. Điều này khiến Google bị các nhà chức trách dòm ngó, khi gần như đang độc quyền thị trường béo bở này.

“Thật quá tiện lợi khi Google tài trợ cho một đối thủ phi lợi nhuận và không có khả năng cạnh tranh. Hãng làm vậy để không phải mang tiếng độc quyền”, Chris Messina, nhà thiết kế của Firefox nói với Bloomberg.

Việc Google duy trì cho một đối thủ sống lay lắt là điều không đáng ngạc nhiên. Động thái này vừa giúp hãng giữ thị trường trong tình trạng có vẻ như công bằng, vừa khiến Google và Chrome tiếp tục thống trị cả mảng công cụ tìm kiếm lẫn trình duyệt web mà không bị dòm ngó.

Google và Firefox thực chất là “bạn”

Mozilla - tổ chức phi lợi nhuận phát triển Firefox, lần đầu tiên giới thiệu trình duyệt web này vào năm 2004, cùng năm Google phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Cả Google và Mozilla khi đó đều muốn hạ bệ gã khổng lồ Internet Explorer của ông trùm Microsoft.

Google đã gửi các lập trình viên tới để phát triển Firefox, đồng thời giúp trình duyệt này chiếm tới 30% thị phần trình duyệt khi đó. Đáp trả, Firefox đã đồng ý đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định của mình.

Lý do Google chi 500 triệu USD mỗi năm cho đối thủ - Ảnh 4.

Chính phủ Mỹ lo ngại sự bành trướng của Google sẽ kìm hãm đà phát triển của những doanh nghiệp nhỏ khác. Ảnh: Reuters.

Đến nay, Google vẫn đang thống trị thị trường tìm kiếm. Tuy nhiên, công ty cũng chiếm luôn cả thị trường trình duyệt với Chrome. Theo công ty dữ liệu Statcounter, Google Chrome chiếm tới 2/3 thị trường trình duyệt toàn cầu. Trong khi đó, thị phần của Firefox chiếm chưa đến 3%.

Do đó, Mozilla đang lâm vào khủng hoảng, khi sản phẩm hàng đầu của mình là Firefox không kiếm được tiền. Ngoài ra, hãng cũng đang cố gắng phát triển một loạt các dự án và sản phẩm để tìm nguồn thu nhưng chưa có dự án nào đạt được thành công.

Tuy nhiên, vẫn phải còn rất lâu nữa Mozilla mới phá sản. Theo báo cáo tài chính mới nhất, hãng có tới hơn 1 tỷ USD dự trữ tiền mặt, và phần lớn trong số đó đến từ Google.

Cụ thể hơn, đây là số tiền công ty trả tiền cho Mozilla để Firefox đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định. Những khoản thanh toán này bắt đầu từ năm 2005, và đã tăng lên 50% trong 10 năm qua - lên tới hơn 450 triệu USD ở thời điểm hiện tại.

Google vẫn đều đặn rót tiền, ngay cả khi Firefox đang sống lay lắt với tổng số người dùng chỉ vỏn vẹn 362 triệu (so với 3,2 tỷ người dùng của Chrome). Vào năm 2021, các khoản này chiếm tới 83% doanh thu của Mozilla.

Theo Zing



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đề nghị TP.HCM tăng mức trợ giá xe buýt điện sau 2 năm vận hành bị lỗ nặng

Đề nghị TP.HCM tăng mức trợ giá xe buýt điện sau 2 năm vận hành bị lỗ nặng

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về tổng kết 2 năm thí điểm tuyến xe buýt điện VinBus. Đây là tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động từ cuối tháng 2/2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các công trình giao thông trọng điểm phải phấn đấu vượt tiến độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các công trình giao thông trọng điểm phải phấn đấu vượt tiến độ

Với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương, cùng nhân dân, doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo tiến độ và phấn đấu vượt tiến độ các dự án giao thông từ 3 đến 6 tháng.

Số hóa trong ngành ngân hàng để tăng độ minh bạch, phòng chống tham nhũng

Số hóa trong ngành ngân hàng để tăng độ minh bạch, phòng chống tham nhũng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyển đổi số (số hóa) trong ngành ngân hàng đã giúp mang lại nhiều tiện ích cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao độ minh bạch của dòng tiền để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

11 tuyến đường được thí điểm cho thuê vỉa hè ở quận 1 là những đường nào?

11 tuyến đường được thí điểm cho thuê vỉa hè ở quận 1 là những đường nào?

UBND quận 1 (TP.HCM) vừa công bố kế hoạch tổ chức thí điểm sử dụng một phần hè phố đủ điều kiện làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa trên địa bàn.

Hòa nhịp sống xanh cùng cư dân Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Hòa nhịp sống xanh cùng cư dân Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị

Nổi bật giữa lòng thành phố Đông Hà sôi động, khu đô thị Vincom Shophouse Royal Park mở ra không gian sống lý tưởng với mật độ xây dựng chỉ 37% và 1/4 diện tích dành cho cây xanh mặt nước.

Đường sắt Việt Nam thiệt hại hơn 50 tỷ vì sập hầm Bãi Gió

Đường sắt Việt Nam thiệt hại hơn 50 tỷ vì sập hầm Bãi Gió

Sự cố sập hầm đường sắt Bãi Gió khiến nhiều hành khách và chủ hàng đã thay đổi phương tiện đường sắt bằng phương tiện khác dẫn đến doanh thu vận tải sau khi sự cố được khắc phục bị giảm, lãnh đạo TCT Đường sắt Việt Nam cho biết.