Thứ sáu, 31/05/2024

Đằng sau thỏa thuận ngầm trị giá 20 tỷ USD giữa Google và Apple

02/03/2023 10:22 AM (GMT+7)

Dù sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới, Google vẫn phải trả cho Apple một khoản tiền khổng lồ hàng năm nhằm duy trì ưu thế cạnh tranh.

Đằng sau thỏa thuận ngầm trị giá 20 tỷ USD giữa Google và Apple - Ảnh 1.

Google tốn hàng tỷ USD để duy trì sự có mặt trên các thiết bị của Apple. Ảnh: Shutterstock.

Apple và Google là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Trong khi Apple là công ty có giá trị nhất thế giới, thì Google lại kiểm soát Android, hệ điều hành chiếm ưu thế trên hàng loạt thiết bị khác nhau.

Một số ứng dụng và dịch vụ của Google như Google Search, Google Maps, Gmail, YouTube trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng Google phải trả giá đắt để duy trì cạnh tranh, đặc biệt là ở thị trường Mỹ.

Vì sao Google cần Apple

Khi tìm kiếm thứ gì đó trên Internet, hầu hết chúng ta quen với việc "Google" nó. Hầu như không ai thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định thành Bing hoặc DuckDuckGo. Đó là một trong những nguyên nhân giúp Google chiếm hơn 90% thị phần trên thị trường tìm kiếm toàn cầu, theo số liệu từ StatCounter.

Cho dù bạn sử dụng iPhone, smartphone Samsung hay bất kỳ thương hiệu nào khác, mọi hoạt động duyệt web được thực hiện thông qua Google Search. Điều này giúp công cụ tìm kiếm trở thành sản phẩm hàng đầu của Google, đồng thời làm đòn bẫy cho hoạt động quảng cáo, mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn.

Vì cùng chủ sở hữu, việc Google Search xuất hiện mặc định trên hệ điều hành Android là động thái dễ hiểu. Tuy nhiên, công cụ này cũng có trên trình duyệt Safari trong iPhone, iPad và MacBook.

Không phải ngẫu nhiên hay sự yêu thích khiến cho Apple đưa Google Search vào bên trong hệ sinh thái của họ. Trên thực tế, Google phải trả cho Apple hàng tỷ USD mỗi năm, để duy trì công cụ tìm kiếm mặc định trên tất cả thiết bị mang thương hiệu Táo khuyết.

Năm 2020, The Wall Street Journal ước tính thỏa thuận này rơi vào khoảng 8-12 tỷ USD. Trong khi đó, Forbes cho rằng Google trả cho đối tác gần 15 tỷ USD vào năm 2021, để giữ vị trí công cụ tìm kiếm mặc định. Sang năm ngoái, con số lên đến 18-20 tỷ USD.

Đằng sau thỏa thuận ngầm trị giá 20 tỷ USD giữa Google và Apple - Ảnh 3.

Việc xuất hiện trong hệ sinh thái của Apple cho phép Google tiếp cận hàng trăm triệu người dùng. Ảnh: Gizmodo.

Rõ ràng, đây là một trong những mối quan hệ đối tác lớn nhất trong ngành công nghệ. Google sẵn sàng trả một khoản tiền khổng lồ để duy trì vị thế độc quyền của mình trên thị trường công cụ tìm kiếm.

Lợi thế của Apple

Apple kiểm soát khoảng một nửa thị trường smartphone và tablet ở Bắc Mỹ. Nếu họ chuyển công cụ tìm kiếm mặc định sang Bing, Google lập tức mất đi hàng trăm triệu người dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh quảng cáo của hãng.

Cuộc chiến tìm kiếm Google - Bing tiếp tục mang lại lợi ích cho Apple. Gã khổng lồ xứ Cupertino không có công cụ tìm kiếm riêng, nhưng họ vẫn có thể tận dụng sự phát triển của công cụ tìm kiếm AI.

Với sự bùng nổ của các chatbot AI như ChatGPT, Microsoft và Google nỗ lực tích hợp trợ lý AI vào công cụ tìm kiếm của họ, khởi đầu thế hệ tìm kiếm web tiếp theo.

Đằng sau thỏa thuận ngầm trị giá 20 tỷ USD giữa Google và Apple - Ảnh 4.

Việc Bing được tích hợp AI có thể giúp Apple hưởng lợi. Ảnh: Makeuseof.

Theo CEO Satya Nadella, Microsoft không thể đứng yên trước sự phát triển vượt bậc của AI. Họ nhanh chóng tích hợp chatbot trí tuệ nhân tạo vào Bing, khiến Google bất ngờ không kịp trở tay. Apple có thể tận dụng thời điểm người dùng hào hứng với Bing AI, để yêu cầu Google trả nhiều tiền hơn.

Theo một cách nào đó, thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la đóng vai trò như một hiệp ước hòa bình giữa Apple và Google. Tuy nhiên, dường như Google ở vị thế bị động hơn. Nếu Apple tiếp tục kiếm được nhiều tiền bản quyền, họ có thể gia tăng đầu tư vào R&D, và đưa nhiều sản phẩm đến tay người dùng, tiếp tục giữ lợi thế trong thỏa thuận với Google.

Theo Zing


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đề nghị duy trì đường bay TP.HCM - Cà Mau hàng ngày

Đề nghị duy trì đường bay TP.HCM - Cà Mau hàng ngày

Để phục vụ người dân, UBND tỉnh Cà Mau vừa đề nghị các hãng hàng không tiếp tục duy trì tần suất khai thác hàng ngày.

Ngân hàng Nhà nước thúc tăng tín dụng, giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước thúc tăng tín dụng, giảm lãi suất cho vay

Hệ thống ngân hàng phải thực hiện các giải pháp tăng tín dụng đồng thời cắt giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đây là yêu cầu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mức độ quan tâm, tìm mua chung cư giảm mạnh

Mức độ quan tâm, tìm mua chung cư giảm mạnh

Mức độ quan tâm tìm kiếm, quan tâm chung cư giảm mạnh trong tháng vừa qua. Các chuyên gia đánh giá nguyên nhân có thể do giá thứ cấp và sơ cấp ở nhiều dự án tăng mạnh khiến người mua "chùn tay".

Mitsubishi sắp hợp tác chiến lược toàn diện với Vingroup

Mitsubishi sắp hợp tác chiến lược toàn diện với Vingroup

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược toàn diện vào ngày 30/5.

Lĩnh vực nắm nhiều lợi thế nhưng lắm bộn bề ở TP.HCM

Lĩnh vực nắm nhiều lợi thế nhưng lắm bộn bề ở TP.HCM

Là một trong những địa phương đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp và mang lại hiệu quả tích cực, TP.HCM vẫn tồn tại các vấn đề cần giải quyết.

BIDV bán vàng miếng từ đầu tuần sau nhưng 'không đặt mục tiêu lợi nhuận'

BIDV bán vàng miếng từ đầu tuần sau nhưng 'không đặt mục tiêu lợi nhuận'

BIDV bắt đầu bán vàng miếng từ ngày 3/6/2024 theo chủ trương mới của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng này nói không đặt ra mục tiêu lợi nhuận mà sẽ cung ứng với mức giá phù hợp trên cơ sở giá mua từ Ngân hàng Nhà nước.