Lái xe vi phạm nồng độ cồn nhiều lần, có là tình tiết tăng nặng?

Quang Minh Thứ ba, ngày 28/11/2023 14:25 PM (GMT+7)
Theo luật sư, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
Bình luận 0

Câu hỏi:

Bạn đọc Ngọc Thành (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng siết chặt kiểm tra nồng độ cồn, xử lý không ít trường hợp lái xe vi phạm. Tuy nhiên, sau đó, vẫn có nhiều lái xe uống rượu bia tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ bất chấp việc không có giấy phép lái xe phù hợp. Vậy với trường hợp này, lái xe sẽ bị xử lý sao?

Trả lời:

Luật sư Ma Văn Giang – Công ty luật TNHH Niềm tin công lý, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho hay, theo điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2010 có quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định; 

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần; Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó;

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.

Hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn không quy định về tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần.

Do đó, vi phạm nồng độ cồn nhiều lần sẽ không được coi là tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính nên khi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần, vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Lái xe vi phạm nồng độ cồn nhiều lần, xử lý thế nào? - Ảnh 2.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Theo luật sư Giang, khi tham gia giao thông đường bộ mà trước đó đã bị xử lý vi phạm có áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn mà người bi vi phạm vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì ngoài bị xử lý về hành vi mình thực hiện và hình thức phạt bổ sung của hành vi đó thì còn bị xử lý về hành vi không có bằng lái xe.

Theo đó mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe máy dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thì bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe ô tô là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 còn quy định người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây hậu quả như làm chết người; làm người khác thương tật từ 61% trở lên hay gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Trường hợp người gây tai nạn không có giấy phép lái xe theo quy định hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, khung hình phạt theo khoản 2 Điều này có thể là phạt tù 3-10 năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem