img img
img
imgimg
 

imgimgrong rất nhiều thành công của GS. TS Nguyễn Thanh Liêm, có hai lĩnh vực đặc biệt ghi dấu ấn không chỉ trong nước mà cả quốc tế, đó là phẫu thuật nội soi cho trẻ và nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh. Từ khi còn công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ở vị trí Giám đốc ông đã có những đóng góp to lớn vào việc đưa Viện Nhi trở thành trung tâm đào tạo phẫu thuật nội soi trẻ em cho nhiều phẫu thuật viên thế giới, gồm cả châu Âu, Mỹ...

Ông bảo, dù có thành công thế nào đi nữa thì trong ông vẫn luôn có nỗi lo, lo mình đứng trước người bệnh mà bất lực “thấy chết nhưng không thể cứu”. Bởi thế, trong suốt hơn 40 năm làm việc, và đến nay, dù đã ở gần cái tuổi “xưa nay hiếm”nhưng hầu như chưa một ngày ông ngừng suy nghĩ để tìm ra được những phương pháp điều trị tối ưu nhất, cứu sống người bệnh.

imgimg
 

Trong sự nghiệp Y khoa với rất nhiều thành công vang dội của GS, việc nghiên cứu về tế bào gốc có thể coi là công trình nghiên cứu dài nhất, tâm huyết nhất, theo ông đến tận bây giờ. Điều gì thôi thúc ông đam mê nghiên cứu về lĩnh vực này đến thế?

Ở các nước tiên tiến họ đã nghiên cứu về tế bào gốc từ khá lâu, cũng đã có kết quả. Ở nước ta thì việc nghiên cứu không sớm và không nhiều người làm, tuy nhiên Việt Nam lại là một trong những nước đi đầu trong ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh.

Trước đây, ghép tế bào gốc người ta gọi là ghép tủy xương. Vào những năm cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ 20 người ta bắt đầu ghép tủy xương cho bệnh nhân ung thư (máu trắng).

Cho đến năm 1985, rất may mắn khi tôi được sang Thụy Điển học tập và đã tìm hiểu, chú ý vấn đề này, song khi về nước dù vẫn quan tâm nhưng không có điều kiện nghiên cứu.

Đến năm 2005 tôi quyết định thành lập một đơn vị ghép tủy xương cho các bệnh nhân ung thư tại Viện Nhi T.Ư. Lúc đó, rất nhiều người hoài nghi, giới khoa học hoài nghi, cộng đồng dư luận cũng lên tiếng phản đối nhưng tôi tin quá trình theo dõi và nghiên cứu của mình từ năm 1985 đến thời điểm đó thì việc ghép tủy xương (nay gọi là tế bào gốc) là hướng mới của y học thế giới.

Sau này, khi về Vinmec tôi đề nghị Tập đoàn Vingroup thành lập Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và bắt đầu thực hiện.

img img

Ca ghép tế bào gốc đầu tiên mà GS thực hiện có gì đặc biệt?

- Năm 2014, có một cháu bé 3 tuổi bị nhiễm trùng máu, được các đồng nghiệp ở bệnh Nhi T.Ư cứu sống nhưng não bị tổn thương nặng, mất hoàn toàn ý thức, không vận động được chân tay.

img
img
 

Sau đó gia đình đã gọi điện cho tôi và đề nghị được giúp đỡ. Tôi hẹn gặp gia đình cháu bé tại Vinmec để khám.Tôi nhớ hôm đó là ngày mưa gió, gia đình bế đứa bé co quắp trên tay, nước miếng chảy tứa tung, nhìn rất thương. Y học gọi trường hợp này là “sống thực vật”, mất não…dần dần cháu bé sẽ chết.

Tôi suy nghĩ rất nhiều, băn khoăn day dứt về hình ảnh cháu bé, hình ảnh ông bố bà mẹ ôm đứa con đau ốm mà mình không giúp được gì. Và rồi tôi quyết định thử ghép tế bào gốc cho cháu xem sao.

Khi trao đổi với gia đình cháu hướng như vậy thì gia đình đồng ý và chúng tôi bắt đầu ghép tế bào gốc cho cháu. Ca ghép thành công, 3 tháng sau bé bắt đầu nhận thức được. Từ thành công đầu tiên này đã cho tôi niềm tin và cứ thế tiếp tục cho những lần sau.

Sau thành công ghép tế bào gốc cho những bệnh nhân bại não, được biết GS tiếp tục nghiên cứu ghép tế bào gốc ở những bé bị tự kỷ. Tuy nhiên, việc này đã gây ra những tranh luận trái chiều. Điều đó có khiến GS nản chí?

- Khi ứng dụng ghép tế bào gốc chữa bại não thành công, tôi bắt đầu nghiên cứu ghép tế bào gốc ở những bé bị tự kỷ. Khi triển khai ghép tế bào gốc ở trẻ tự kỷ, chúng tôi đã nhanajj được nhiều ý kiến trái chiều vì cộng đồng tự kỷ rất đông. Điều này mình cũng phải thông cảm vì chắc chắn họ đã tìm đủ các cách và phương pháp nhưng không thành công, hiệu quả rất ít nên họ nghi ngờ.

Trước những sức ép của dư luận, cuối năm 2015 tôi quyết định thôi không làm nữa. Nhưng sau đó tôi nhận được những thông báo, tin nhắn của chính những phụ huynh có con bị tự kỷ động viên… giúp tôi vượt qua rào cản và tiếp tục nghiên cứu.

Tính đến thời điểm này việc việc đưa tế bào gốc vào chữa trị cho trẻ bị tự kỷ đã có những bước tiến như thế nào, thưa GS?

- Chúng tôi vừa hoàn thành công trình nghiên cứu đối với 30 bệnh nhân. Có thể nói rằng kết quả tốt hơn so với những gì mong đợi.

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên những bệnh nhân rất nặng, những bệnh nhân đã điều trị bằng tất cả các phương pháp nhưng đều không có kết quả tốt.

img

Việc này lúc đầu rất nhiều người khuyên sao không chọn những bệnh nhân nhẹ để thực hiện vì chọn bệnh nhân nặng có thể dẫn đến thất bại cao hơn nhưng chúng tôi quyết định chọn những bênh nhận nặng, những bệnh nhân không còn giải pháp nào khác.

Mặc dù nặng như vậy nhưng sau 18 tháng, kết quả đưa lại tốt hơn mong được. 30 cháu thì 28 cháu có bước tiến với những mức độ khác nhau, trong đó có những cháu đã đi học phổ thông, có những cháu còn được giấy khen học sinh giỏi, có cháu được đi biểu diễn âm nhạc ở nước ngoài.

Đây là kết quả chúng tôi rất mừng và tin rằng bằng phương pháp điều trị mới này có thể bổ sung với các phương pháp đang có, nếu chúng ta quan tâm hơn thì có thể cải thiện được cuộc sống của trẻ bị tự kỷ.

img img
imgimg
 

Đến nay, những công nghệ mà ông nghiên cứu và áp dụng điều trị bệnh đều hết sức mới mẻ tại Việt Nam. Khó khăn lớn nhất đối với GS hiện nay là gì?

- Hiện nay đối với tế bào gốc vẫn còn nhận được những điều nghi kỵ từ các cộng đồng người dân cho đến cộng đồng y khoa.

Đến giờ, về vấn đề chữa trị bại não, chúng tôi đã nghiên cứu xong nhưng vẫn đang chờ để đưa vào ứng dụng điều trị.

img
img
 

Hay như với bệnh tự kỷ, hiện đang có một thực tế là ở Mỹ, cứ 40 trẻ thì có 1 trẻ bị tự kỷ. Có thể nói, chưa bệnh nào nhiều như vậy, đáng lo ngại là bệnh này không tự khỏi nên thực sự là gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Vậy chúng ta đã thấy kết quả thì làm thế nào để đưa vào điều trị để cứu chữa trẻ tự kỷ, gia đình trẻ tự kỷ? Cái này chúng tôi cũng đã báo cáo lãnh đạo cấp cao, nhưng giờ cũng phải chờ, mong sẽ được xem xét sớm phê duyệt để đưa vào điều trị.

Vậy đến thời điểm này chúng ta đã nghiên cứu xong phương pháp điều trị này chưa? Nếu thực sự đã thành công và có thể đưa vào điều trị thì đây không chỉ tin vui cho bệnh nhân trong nước mà cả quốc tế, thưa GS?

- Về tự kỷ, qua các nghiên cứu đã thực hiện, tôi hoàn toàn tự tin đây là phương pháp hiệu quả, nếu chúng ta làm sớm, phối hợp can thiệp cùng giáo dục sớm thì thay đổi được trẻ tự kỷ. Vấn đề là làm thế nào sớm đưa được phương pháp này vào ứng dụng điều trị.

GS có thể gợi mở xem “làm thế nào để đưa phương pháp này vào điều trị sớm nhất”?

- Bây giờ có thể hơi sớm để nói, các bạn có thể chờ đợi thêm!

Tôi có thể tiết lộ cho các bạn một điều là cần phải có chương trình quốc gia cho trẻ tự kỷ. Tôi đã gặp trực tiếp và có thư gửi Thủ tướng về vấn đề này, Thủ tướng cũng ủng hộ việc này.

img img
imgimg
 

Được biết GS rất nổi tiếng với danh xưng “bàn tay vàng”của phẫu thuật Nhi khoa Việt Nam và thế giới?

- Tôi không biết ai đặt ra cho tôi danh xưng đó, tôi vẫn nói vui với anh em bạn bè, đồng nghiệp hay học trò là tôi không có bàn tay vàng nào đâu, có chăng trong yếu tố thành công của tôi thực ra do mát tay hoặc may mà thôi. Nhưng nhiều người bảo gặp may thì gặp may một lần chứ sao lại gặp may nhiều lần như thế.

Thực ra, đúng là yếu tố may mắn cũng chỉ một phần thôi, cái chính vẫn phải rất cẩn trọng trong việc nghiên cứu, chọn lọc, chỉ định bệnh nhân. Tôi thấy mình may mắn ở chỗ, tất cả những gì tôi đã làm, từ ghép thận, ghép gan, ghép tế bào gốc… những ca ghép đầu tiên đều thành công. Nếu lần làm đầu tiên không thành công thì tâm lý sẽ sụp đổ, toàn bộ ê-kip dễ lâm vào trầm cảm.

img

GS có thể kể về một vài ca phẫu thuật mà GScảm thấy mình phải đầu tư công sức và cân não nhất?

- Tôi có rất nhiều kỷ niệm về các ca mổ. Đơn cử như ca mổ ghép gan cho cháu bé 5 tuổi bị suy gan cấp. Đối với trường hợp này nếu không mổ ngay thì sẽ tử vong, nhưng mà ngay cả khi mổ gan có kế hoạch còn có rất nhiều khó khăn huống hồ mổ cấp cứu.

Lúc này chúng tôi chỉ nghĩ rằng nếu không làm thì chắc chắn cháu chết và nếu không làm thì các cháu khác bị như vậy cũng chết. Nếu cứu được cháu này thì sẽ mở ra một trang mới, một giai đoạn mới cho nên chúng tôi đi đến quyết định cuối cùng là làm.

Ca mổ sau đó được thực hiện trong 24h. Lúc đó ngay cả các đồng nghiệp trong nước cũng không tin rằng tại sao Viện NhiT.Ư lại tổ chức được một cuộc mổ cấp cứu nhanh đến thế vì trong thời gian này phải thuyết phục phụ huynh, tìm người cho gan, xét nghiệm…. Và có thể nói rằng, lần đầu tiên một ê-kíp mổ thành công hoàn toàn là người Việt Nam.

Hay một lần khác, tôi được mời sang Đài Loan mổ - đây là lần đầu tiên tôi được mời ra nước ngoài mổ. Trước đó, chúng tôi có mời một giáo sư người Đài Loan sang thực tế mổ nội soi tại Việt Nam. Vị giáo sư rất thán phục và nói rằng chưa thấy ai ở Đài Loan có thể mổ nội soi tốt như tôi. Năm đó, nhân dịp có Hội nghị ngoại khoa châu Á ở Đài Loan, vị giáo sư và Ban tổ chức đã quyết định mời tôi sang nước họ tham gia mổ.

Ca mổ được truyền hình trực tiếp cho mấy trăm phẫu thuật viên theo dõi, ngoài ra còn có rất nhiều người trực tiếp vào phòng mổ nhìn mình làm trực tiếp. Trước đó, đứa trẻ này bị viêm đường mật,nguy cơ rách mạch máu rất cao, nên ca mổ tiến hành rất căng thẳng. Sau khi tách được nang ống mạch chủ, tôi thở phào nhẹ nhõm và nghĩ rằng tạm ổn.

img img

Chúng tôi cứ băn khoăn trong đầu rằng, đối với những trường hợp như GS vừa chia sẻ, ông thường lựa chọn những trường hợp “không cứu cũng mất”, liệu có phải điều này cho thấy sự dũng cảm đến sự mạo hiểm của GS hay không? Động lực của GS là gì khi thực hiện những việc này, GS có chấp nhận điều tiếng khi không thành công?

- Tôi không có nhiều động lực. Cũng chẳng có nhiều suy nghĩ. Chỉ có một suy nghĩ là không thể can tâm, nhất là nhìn những bệnh nhi còn hi vọng cứu sống được mà mình lại không làm, lại để cho các cháu mất.

Nói đến câu chuyện này, tôi nhớ đến hồi làm ở Vinmec có một cháu bé có khối u ở bụng, rất nhiều nơi sau khi khám đều mặc định cho cháu “án tử hình”. Không biết ai là người giới thiệu, gia đình cháu đến gặp tôi nhờ giúp đỡ.

img
img
 

Sau khi đánh giá, tôi nhìn thấy ca này thật sự khó. Nhưng nhìn một đứa trẻ mới chỉ 10 tuổi, với bao nhiêu tình cảm đối với gia đình nhưng tất cả đều bất lực nhìn khối u trong cháu ngày càng lớn… ít lâu sau cháu sẽ mất.

Nhiều người nói rằng, nếu thất bại tôi có thể giảm uy tín. Nhưng tôi không thể mang danh dự, uy tín của mình ra để coi thường, đánh đổi tính mạng một con người, tôi không thể nhìn cháu như vậy mà ra đi nên phải thử một lần và cứu sống được cháu bé.

Bệnh nhân nào mà GS nhớ nhất trong quá trình sử dụng phương pháp điều trị mới?

- Có những phương pháp qua nghiên cứu ban đầu thay đổi hoàn toàn chất lượng sống của người bệnh. Ví dụ như trường hợp Cô Mùi – trước đây đi bộ đội trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, có hình ảnh rất nổi tiếng cô bộ đội bế em bé tại cầu Tài Hồ Sìn, xã Thạch Bằng, Hòa An, Cao Bằng (ảnh do Nhà báo-Nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường chụp- PV). Sau chiến trận trở về, cô đi lấy củi và bị cây gỗ đè vào người khiến cột sống bị ảnh hưởng. Qua thông tin truyền thông em bé ngày xưa được cô Mùi bế là chị Hoàng Thị Thu Hiền-cán bộ xã Hoàng Tung, Cao Bằngđã tìm lại được cô Mùi và đã đề nghị lãnh đạo Bệnh viện tiếp nhận cô Mùi để chữa trị và được tiếp nhận.

Khi đến viện người cô Mùi gầy gò, chân phải bị liệt hoàn toàn, chân trái đỡ hơn. Trải qua 2 lần ghép thì thấy có tiến bộ, chân nhấc lên được. Vừa rồi ghép lần 3 thấy cô đã tự ngồi dậy được, có người dìu hoặc có xà tập là đứng lên được...

img img
imgimg
 

Rời vị trí Giám đốc Bệnh viên Nhi T.Ư sang Bệnh viện Vinmec và tiếp tục làm giám đốc ở đây. Sau 4 năm GS lại quyết định thôi chức Giám đốc để chuyển sang làm nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec. Điều gì thôi thúc GS làm điều này?

- Thời gian tôi làm giám đốc ở bệnh viện Vinmec tạm gọi là thành công. Lúc mới về thực sự bệnh viện rất mới và còn có nhiều khó khăn nhưng qua 4 năm hoạt động vận hành Vinmec đã khẳng định được thành công, khẳng định được vị trí của mình trong ngành y tế nói chung ở Việt Nam.

Làm quản lý rất bận, nhiều áp lực nên không có thời gian để đọc sách, nghiên cứuvề tế bào gốc. Trong khi tôi thấy, Vinmec là một môi trường có thể phát triển được lĩnh vực này nên tôi viết thư cho lãnh đạo Tập đoàn xin thành lập viện nghiên cứu về tế bào gốc. Rất may, lãnh đạo Vingroup hiểu vấn đề và rất ủng hộ.

img

Nhắc đến Vinmec, người ta nhắc đến bệnh viện được đầu tư hiện đại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay, hẳn điều đó cũng giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu của GS?

- Về Vinmec, ngoài tôi có nhiều Giáo sư gắn bó với nơi này. Tại sao chúng tôi lại chọn Vinmec, nếu chỉ để vì tiền, nhiều Giáo sư có thể làm thêm phòng khám, còn đối với những người ham muốn cống hiến, làm khoa học họ sẽ tìm đến môi trường nào cho phép người ta làm việc, ở đây người ta có thể tìm thấy điều đó.

Bên cạnh đó, khi nói đến y tế tư nhân thì người ta sẽ nói đến doanh thu, lợi nhuận. Cộng đồng ác cảm đối với tư nhân, họ nghĩ rằng ở đây doanh thu phải đặt lên hàng đầu, ép bác sĩ phải kê đơn tăng giá, xét nghiệm chỗ này rồi đến chỗ kia... nhưng ở Vinmec không có câu chuyện đấy.

Đối với tôi, việc nghiên cứu gen đã ấp ủ từ rất lâu, trước chưa có cơ hội nhưng về đây mọi yếu tố được đáp ứng cho tôi thực hiện.

Vậy chắc hẳn tại Vinmec, lãnh đạo tập đoàn đã tạo “khoảng không” cho GS phát triển, hoàn thiện tốt những những công trình nghiên cứu mà ông luôn tâm huyết?

- Giống như nhiều anh em, tôi quyết định về và gắn bó với Vinmec là vì bên cạnh yếu tố thương mại, tôi thấy có nhiều khác biệt.

Tôi đánh giá cao khi Vinmec có Quỹ Thiện Tâm rất lớn hỗ trợ nhiều bệnh nhân nghèo. Suốt 7-8 năm qua, Quỹ hoạt động liên tục, hỗ trợ cho các bệnh nhân một cách tử tế nhất. Ví dụ, ở nơi khác nếu chúng ta hỗ trợ cho người nghèo người ta chỉ lo có chỗ ăn, chỗ ở, 2-3 một buồng…. Còn ở đây, người ta không phân biệt người nghèo, không phân biệt ở nông thôn, miền núi,… các bệnh nhân đều có buồng riêng để theo dõi và chữa trị.

Hay ở Vinmec, việc đầu tư vào bệnh viện rất lớn từ trang thiết bị đến con người. Tôi nhớ hồi tôi về, đây chỉ là trung tâm nghiên cứu tếbào gốc và gen chứ chưa phải là Viện nghiên cứu như bây giờ. Lúc đó khi lập đề án xây dựng trung tâm, kinh phí ban đầu đưa ra cũng phải lên đến hơn 100 tỷ. Với số tiền này mình nghĩ là lớn lắm rồi nhưng khi gặp ông Vượng (Phạm Nhật Vượng-PV), ông nói “sao lại chỉ có hơn 100 tỷ, sao lìu tìu thế”?

Qua đó, tôi nhận thấy tầm nhìn đầu tư của ông Vượng rất xa. Dù không có chuyên môn về ngành y nhưng ông Vượng nói với tôi rằng tế bào gốc là tương lai, cần thiết đầu tư. Do đó tôi cũng thấy nhiều áp lực rất lớn, bắt buộc mình đi nhanh hơn, rút ngắn thời gian hơn. Làm sao để đưa nhanh ra kết quả nghiên cứu và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

 
imgimg
 
img img
imgimg
 

Giống như các nghề khác, lĩnh vực y tế cũng có không ít những điều tiếng. Vậy dưới con mắt nhìn nhận của GS, ông có những đánh giá và mong muốn gì đối với thế hệ đi sau mình?

- Hiện nay, có một thực tế rất buồn là cách nhìn của mọi người với ngành y tế khá tiêu cực.

Đúng như bạn nói, ngành nào cũng có vấn đề nhưng y tế có vấn đề thì cả làng đổ xô vào chỉ trích, nhục mạ bác sĩ không kể biết đúng hay sai, tin tức đó đúng hay không. Đây là thực tế đáng buồn!

Nhưng tôi thấy có 2 khía cạnh. Thứ nhất, cán bộ y tế có vấn đề nên mới xảy ra những việc như vậy. Cho nên tôi vẫn nói với anh em rằng, mục đích người ta đến là chữa bệnh chứ không phải là đến để cãi nhau, để kiện các cậu. Nên khi người ta cãi nhau với mình thì mình có vấn đề.

img
img
 

Thứ hai, chúng ta phải thấy rằng, cộng đồng dư luận cũng có nhiều bất công đòi hỏi cán bộ y tế rất cao nhưng không biết rằng họ có rất nhiều thiệt thòi.

Ngành y luôn đòi hỏi sự khắt khe từ lúc học tập, thi cử rồi vào nghề. Để trở thành bác sĩ, họ phải thi đầu vào với điểm số rất cao; 6 năm học trong trường ĐH cũng chỉ là học “i tờ” chưa làm được gì hết. Để làm việc độc lập phải mất 10 năm nghĩa là lúc này đã 35 tuổi, còn để phẫu thuật được thì phải làm việc đến năm 40 tuổi. Nhưng hiện nay bác sĩ được gì? Chế độ, lương rất thấp.

Con tôi học ở nước ngoài gần 10 năm về nước vừa rồi thấy khoe được tăng lương lên bậc 2, nhưng tính ra chưa đủ 5 triệu đồng/tháng. Thử hỏi, với mức đầu tư dài nhưng lại nhận mức lương như vậy liệu có đủ cho người ra toàn tâm toàn ý tập trung công việc chuyên môn hay không? Tôi nghĩ đó là vấn đề cần xem xét.

GS có thể chia sẻ đôi nét về bản thân,quan điểm nghề nghiệp và cuộc sống?

- Trong công việc, tôi là người luôn đòi hỏi sự nghiêm túc, thậm chí nghiêm khắc với anh em, đôi khi cũng phải to tiếng, phải quyết liệt. Có những phẩm chất, tính cách nếu vi phạm tôi không bao giờ chấp nhận. Đặc biệt là trung thực, nếu cán bộ nào tôi phát hiện ra không trung thực thì tôi không chấp nhận.

Nhưng trong cuộc sống tôi rất xuề xòa, tôi luôn nghĩ mọi thứ đều bình thường. Mình cảm thấy làm được thì mình làm chứ không phải làm việc vì cái này, vì cái kia.

Với đồng nghiệp GS rất nghiêm khắc, vậy chắc hẳn đối với các con của mình GS càng nghiêm khắc, khắt khe hơn?

- Mấy năm trước tôi cũng rất nghiêm khắc yêu cầu con cái phải học tập, phấn đấu với nhiều mong ước lớn lao. Nhưng sau khi tiếp xúc với các bệnh nhân, trong đó có những trẻ bị bại não, tôi vẫn hay nói với bạn bè, đồng nghiệp và các con tôi rằng, chỉ mong sao con sống khỏe mạnh, không gặp hoàn cảnh éo le, còn các con thông minh, học tập đến đâu thì là quý điều đó, bố mẹ không tạo áp lực.

Xin cảm ơn Giáo sư về cuộc trò chuyện rất thú vị và bổ ích này!

 
imgimg
 
imgimg
 
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem