Xuất khẩu trực thăng "tỷ đô" của Nga phụ thuộc lớn vào... Ukraine

Chủ nhật, ngày 23/03/2014 11:21 AM (GMT+7)
Dàn xếp tình hình ở Crimea, Nga có “vũ khí dầu mỏ” khiến các cường quốc phải kiêng dè. Nhưng về mặt hàng trực thăng tấn công trị giá hàng tỷ USD thì Nga lại dựa vào nguồn động cơ của Ukraine rất nhiều.
Bình luận 0

Trực thăng xuất khẩu-mặt hàng tỷ USD của Nga

Xuất khẩu trực thăng tấn công ở Nga thu hút nhiều khách hàng. Trong đó lớn nhất là Ấn Độ. Theo tờ báo Ainonline.com cho biết, hồi đầu tháng 3.2014, Nga vừa quyết định sản xuất 3.500 chiếc trực thăng Mil-17 tại nhà máy trực thăng Kazan và đã được Ấn Độ đặt 151 chiếc.

Ngoài ra, Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport trong năm 2008 cũng bán cho Bộ Quốc phòng Ấn Độ 80 chiếc Mi-17v5. Liên tiếp 2 năm sau đó, Ấn Độ đã mua thêm hơn 71 chiếc Mil loại này.

imgTrực thăng “sát thủ săn đêm” Mi-28N uy lực của Nga

Thậm chí gần đây nhất, Ấn Độ còn quyết định chuyển đổi một phần đơn đặt hàng Mi-17 sang loại có cấu hình dùng cho vận chuyển những nhân vật VIP của chính phủ sau khi mua loại trực thăng AW101 của AgustaWestland không thành công.

Theo đấy, nhà máy trực thăng Nga sẽ điều chỉnh Mi-17V5 sang dạng có buồng lái kính KNEI -8 và PKV-8 lái tự động cho khách hàng đầu tiên là Ấn Độ. Nga còn cung ứng cho Ấn Độ khoảng 250 chiếc trực thăng được sử dụng chiến đấu, huấn luyện, tìm kiếm, cứu nạn và sơ tán y tế.

Số lượng trực thăng khổng lồ được Nga xuất khẩu đã đem về cho nước này doanh thu 138,3 tỷ rúp (tương đương 3,81 tỷ USD) trong năm 2013, tăng 10% so với năm 2012. Doanh thu trước thuế tăng 27% với 26,3 tỷ rúp và lãi tăng 1,3% với 9,5 tỷ rúp.

Trong năm 2013 đã xuất được 275 chiếc trong tổng số 303 trực thăng được sản xuất và chuyển tới 9 loại trực thăng cánh xoay cho 10 quốc gia. Nhà máy chế tạo trực thăng Nga còn tiếp tục giảm chi phí sản xuất, đầu tư vốn tăng 25% với 16,2 tỷ rúp và tăng chi cho nghiên cứu và phát triển 48,4% với 7,9 tỷ rúp.

Lãi khủng nhưng phụ thuộc “nặng” vào động cơ của Ukraine

Một số chuyên gia dự báo, sự leo thang căng thẳng gần đây với Ukraine có thể đặt ra một mối đe dọa lớn đối với ngành sản xuất trực thăng của Nga. Vì từ lâu Ukraine đã cung cấp các động cơ tuốc bin cho cả dòng trực thăng Mil và Kamov của Nga.

Theo ông Vyacheslav Boguslaev, Chủ tịch của công ty sản xuất động cơ Zaporozhie thuộc Hãng sản xuât động cơ máy bay trực thăng Motor Sich của Ukraine cho biết, năm ngoái công ty này đã cung cấp cho Nga 1000 động cơ trực thăng.

img
Động cơ VK-2500 dành cho Mi-28N do Ukraine chế tạo

Thậm chí nguồn hàng mà Ukraine cung cấp còn bao phủ hầu hết các nhà máy sản xuất trực thăng của Nga ở Kazan, Ulan-Ude, Rostov-on-Don, Kumertau và Arseniev. Ngoài ra, còn có khoảng 100 động cơ máy bay phản lực D436 và AI222 do Ukraine chế tạo được đưa tới lắp ráp tại Nga.

Cả hàng trăm trực thăng do Nga sản xuất đang hoạt động ở Ấn Độ và Trung Quốc đều trang bị động cơ của Ukraine. Vào tháng 2.2014, ông Alexander Shevchenko, Đại sứ Ukraine ở Ấn Độ, cho biết, Ấn Độ có 1.500 máy bay trang bị động cơ Ukraine đang hoạt động.

Trong số này bao gồm hàng loạt động cơ tuốc bin TV2 và TV3 của trực thăng Mi-8/17/35 và trực thăng Kamov Ka-28/31. Ngoài ra còn có hàng loạt động cơ tuốc bin AI20 dùng cho các máy bay Antonov An-32.

Thậm chí ngay cả những loại trực thăng tấn công hàng đầu của Nga như “sát thủ săn đêm” Mi-28N và “cá sấu” Ka-52 cũng muốn có động cơ VK-2500 của Ukraine. Tuy nhiên, trước đó trong quá trình hợp tác giữa hãng Motor Sich của Ukraine và Klimov của Nga, Ukraine đã chuyển giao tài liệu chế tạo loại động cơ này cho Klimov.

Trong một động thái gần đây nhất, Nga tuyên bố việc trang bị VK-2500 cho trực thăng Mi-28N vẫn tiếp tục chứ không bị gián đoạn bởi sự kiện ở Ukraine. Dự kiến trong năm 2015-2016, Klimov của Nga sẽ sản xuất 300-320 động cơ VK-2500 mỗi năm. Và loại trực thăng này đã có khách hàng ký hợp đồng mua là Iraq.

Bên cạnh động cơ trực thăng, Nga còn phụ thuộc vào nguồn động cơ của Ukraine trong cả chế tạo các vận tải cơ Il-476, Antonov An-124. Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly nhận định, đây cũng là những mặt hàng mà Nga đang “lo” có thể sẽ bị ngưng trệ trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Ukraine hiện nay.

Vân Long (Vân Long)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem