Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm còn nan giải vì thiếu kinh phí

Vũ Khoa Thứ hai, ngày 26/06/2023 11:07 AM (GMT+7)
Thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, đã có hàng ngàn vụ vi phạm bị phát hiện trong nửa đầu năm 2023.
Bình luận 0

Xử phạt và thu giữ gần 28 tỷ đồng hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm hàng hóa 5 tháng đầu năm

Thời gian qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương, các trung tâm thương mại, ban quản lý chợ và cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ sở kinh doanh thực phẩm chấp hành tốt các quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, tháng hành động vì an toàn thực phẩm là khoảng thời gian diễn ra nhiều ngày Lễ lớn của đất nước (giải phòng Miền Nam 30/4; Quốc tế lao động 1/5 và Giỗ tổ Hùng Vương 10/3,..).

Đồng thời, đây là thời điểm bước vào mùa hè nắng nóng nên nhu cầu sử dụng tiêu thụ các loại thực phẩm, thực phẩm chế biến bao gói sẵn, nước giải khát, đường,... thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương tăng cao. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, quán ăn, quán phục vụ đồ uống vỉa hè cùng với đó là hoạt động mua sắm tại các siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích diễn ra khá sôi động.

Tổng hợp trong tháng 4, tháng 5, số vụ việc được các đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra là 1.168 vụ. Trong đó, 16 vụ khi đang lưu thông 16 vụ; 1.152 vụ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh cố định.

Riêng 2 tháng vừa qua, số vụ xử lý là 862 vụ phạt tiền 4,398 tỷ đồng (khâu lưu thông hàng hóa 184,500 triệu đồng, cơ sở sản xuất, kinh doanh cố định 4,213 tỷ đồng); trị giá hàng tịch thu 3,786 tỷ đồng. Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, số vụ vi phạm nhiều nhất đều liên quan đến các loại hàng hóa là thực phẩm đóng hộp, đóng gói hoặc đồ ăn sẵn...

Tính tổng cộng 5 tháng đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.156 vụ, xử lý 2.594 vụ. Số tiền xử phạt ở mức 12,458 tỷ đồng. Đồng thời, lực lượng Quản lý thị trường còn thu giữ số hàng hóa có giá trị gần 15,5 tỷ đồng.

img
img

Số hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm bị phát hiện ngày càng tăng cao

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong khâu tiêu hủy hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm

Đánh giá các mặt đã đạt được và các mặt còn thiếu sót, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm được được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, lực lượng đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm, có tác dụng răn đe, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, việc kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc đã giảm so với trước.

Qua đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc cơ sở sử dụng các chất phụ gia ngoài danh mục thuyên giảm, nguyên liệu đưa vào trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm ngày càng được đảm bảo.

Song song, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong kiểm tra các sàn thương mại điện tử để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi đưa thực phẩm là hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng lên các sàn thương mại điện tử. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các bưu cục, điểm dịch vụ chuyển phát nhanh trong đó phát hiện nhiều vụ việc vi phạm trong kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng thông qua dịch vụ bưu chính.

Tuy đã có nỗ lực, nhưng công tác kiểm soát, phát hiện, hậu xử lý vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn một số tồn tại khách quan. Đáng chú ý nhất là vấn đề kinh phí.

Cụ thể, đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, thiếu thốn về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ còn vô tình hình thành nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh khi lực lượng chức năng thực hiện tiêu hủy, chôn lấp hàng hóa vi phạm. Đặc biệt là các động vật mang dịch bệnh, hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sức khoẻ, môi sinh, môi trường...

a - Ảnh 2.

Công tác tiêu hủy hàng hóa tại nhiều nơi còn chưa đảm bảo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ môi trường, lây lan dịch bệnh

Nguồn kinh phí kiểm nghiệm mẫu, kinh phí tiêu hủy thực phẩm, kinh phí dành cho công tác tuyên truyền.. cũng là vấn đề chưa thể giải quyết. Dẫn đến tạo ra nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm và ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tỷ lệ số lượng mẫu được lấy để kiểm nghiệm chưa nhiều.

Mặt khác, công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trên môi trường internet, thương mại điện tử còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc truy xuất các giao dịch trực tuyến, truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Một số loại hàng hoá, thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật nên khó khăn trong việc quản lý, kiểm tra xử lý vi phạm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem