Xanh SM đã thay đổi "cuộc chơi" taxi công nghệ tại Việt Nam thế nào?

Khải Phạm Thứ ba, ngày 19/03/2024 10:44 AM (GMT+7)
Xuất hiện chưa đầy 1 năm, nhưng hãng xe công nghệ GSM - Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã khiến thị trường taxi công nghệ tại Việt Nam thay đổi mạnh mẽ.
Bình luận 0

"Cơn đau đầu dễ chịu" của người dùng Việt Nam khi trong điện thoại luôn sẵn sàng 3-4 ứng dụng (app) gọi xe công nghệ đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển từ taxi, xe ôm, giao hàng đến giao đồ ăn, đi chợ hộ... Trước đây, "cuộc chơi" ngành vận tải công nghệ chỉ riêng những cái tên như Grab, Be, Gojeck, trước đó là U-ber... 

Tuy nhiên, kể từ khi công ty Cổ phần Di Chuyển Xanh Và Thông Minh (GSM - Xanh SM) ra đời, cuộc chiến xe công nghệ đã rẽ ngang với nhiều sự thay đổi từ thói quen của người dùng, thị phần và cả mức giá cũng trở nên cạnh tranh.

Taxi Xanh SM không coi Grab, Bee, taxi xăng truyền thống là đối thủ. Video Khải Phạm.

Xanh SM: Từ hoài nghi... đến bùng nổ thị phần

Thành lập vào tháng 3/2023 và chính thức đi vào hoạt động 1 tháng sau dó, Xanh SM đã khiến tất cả phải bất ngờ về tốc độ trong phát triển ứng dụng gọi xe, lượng xe taxi tung ra thị trường và lái xe đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thương hiệu ô tô Việt.

Xanh SM đã thay đổi "cuộc chơi" taxi công nghệ tại Việt Nam thế nào?- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM. Ảnh Khải Phạm.

Chia sẻ về chiến lược phát triển Xanh SM, ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM cho biết, mục tiêu cũng như kế hoặc trong thời gian tới của hãng taxi điện 100% này.

Đặc biệt, Xanh SM muốn phát triển con đường riêng, không coi những hãng taxi công nghệ hiện hành trên thị trường là đối thủ mà sẽ cùng nhau mang đến những giải pháp di chuyển cho khách hàng.

"Mục tiêu lớn nhất của Taxi Xanh SM là mang đến hình thức di chuyển mới, taxi xanh thân thiện với môi trường. Đặc biệt, Taxi Xanh SM không coi Grab, Bee, taxi xăng truyền thống là đối thủ và muốn đưa dịch taxi lên tầm cao mới, chuẩn 5 sao như VinBus từng làm được", ông Thanh khẳng định.

Ngay từ khi bước chân vào thị trường xe Taxi công nghệ, Xanh SM đã có những định hướng phát triển riêng khi hướng đến dịch vụ, thay vì thần tốc phát triển quy mô. 

Sự ra đời của Xanh SM trong bối cảnh kinh tế khó khăn, một thương hiệu mới lần đầu làm taxi công nghệ đã khiến không ít người đặt ra sự hoài nghi dành cho VinGroup ở mảng tay ngang này. Đặc biệt, taxi Xanh SM có giá cũng không hề rẻ khi đặt cạnh các đối thủ.

Tuy nhiên, sau 1 năm hoạt động, Xanh SM đã cho thấy, những hoài nghi của nhiều người là thừa khi đến nay, GMS đang cho thấy sự bùng nổ về thị phần gọi xe công nghệ tại Việt Nam.

Xanh SM đã thay đổi "cuộc chơi" taxi công nghệ tại Việt Nam thế nào?- Ảnh 2.

Xanh SM đứng thứ 2 về thị phần. Ảnh Khải Phạm.

Theo số liệu báo cáo doanh thu của Modor Intelligence, Xanh SM đã bất ngờ vươn lên vị trí thứ 2 trong quý IV/2023 khi chiếm tới hơn 18% thị phần toàn ngành xe công nghệ, chỉ chịu xếp sau Grab. Đáng chú ý, Xanh SM đang nắm giữ thị phần cao 2-3 so với những đối thủ quen mặt như Be, Gojek, Mai Linh, Vinasun, G7...

Cũng theo Modor Intelligence, quy mô Thị trường gọi xe Việt Nam ước đạt 0,88 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 2,16 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 19,5% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).

Cũng theo báo cao, hết năm 2023, tức chỉ 8 tháng hoạt động, Xanh SM đang có trong tay 40.000 nhân sự với 17.000 ô tô điện VinFast và 15.000 xe máy điện. Con số của các đối thủ cùng ngành như Gojeck, Grab là 200.000 tài xế, Be là 300.000 tài xế... khi đã xuất hiện trên thị trường khoảng gần 10 năm. Với tốc độ phát triển như hiện tại, ngày Xanh SM bắt kịp và vượt các đối thủ về quy mô sẽ không còn xa.

Đến nay, Xanh SM đã có mặt tại 35 tỉnh thành trên cả nước và đã bắt đầu mở rộng quy mô sang các nước Đông Nam Á với điểm đến đầu tiên là Lào, tiếp theo sẽ là Indonesia, thị trường được đánh giá đầy thách thức nhưng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho hãng taxi công nghệ thuần điện của Việt Nam.

Xanh SM: Lợi thế từ hướng đi riêng

Đúng như chia sẻ của Tổng Giám đốc GMS, Xanh SM không coi các hãng xe đi trước là đối thủ dù thực tế đó vẫn là những đối thủ "không đội trời chung". Theo đó, Xanh SM lựa chọn hướng đi riêng khi khai thác các điểm yếu của đối thủ.

Đối với các hãng taxi công nghệ như Grab, Be, Gojeck... sẽ hoạt động theo hình thức đối tác, hãng cung cấp ứng dụng, tài xế cung cấp xe. Điều này khiến các thương hiệu phụ thuộc nhiều vào tài xế khi họ có thể không "thích thì làm, không thích thì nghỉ".

Với Xanh SM, hãng xe công nghệ này tự chủ về nguồn xe, tài xế sẽ được tuyển về và phải đảm bảo công việc khi theo quy định phải bật ứng dụng 8h/ngày. Điều đó giúp Xanh SM luôn có lượng tài xế, xe đáp ứng nhu cầu di chuyển, đặc biệt vào giờ cao điểm. Không những vậy, Xanh SM cũng không tăng giá như Grab, Be, Gojeck khi thời tiết xấu, giờ cao điểm.

Xanh SM đã thay đổi "cuộc chơi" taxi công nghệ tại Việt Nam thế nào?- Ảnh 3.

Tài xế chuẩn dịch vụ 5 sao là khác biệt của Xanh SM. Ảnh Khải Phạm.

Một trong những yếu điểm "tử huyệt" nữa của các hãng xe công nghệ phụ thuộc vào đối tác là thái độ của tài xế. Việc "thích thì làm, không thì nghỉ" là hệ tư tưởng "ăn sâu" vào suy nghĩ của nhiều lái xe Grab, Be, Gojeck nên thường có thái độ không tốt, thậm chí đuổi khách xuống xe khi không hài lòng hay xảy ra tranh luận giữa đôi bên.

Trong khi đó, tất cả tài xế của Xanh SM đều được đảo tạo bài bản về thái độ phục vụ, bộ tiêu chuẩn được áp dụng chung nên sau 1 năm hoạt động, tuyệt nhiên không có những câu chuyện liên quan đến thái độ của tài xế với khách hàng. Đó là thành công lớn của Xanh SM so với các hãng taxi công nghệ khác, cho thấy sự phát triển đúng hướng về chất lượng dịch vụ 5 sao như chia sẻ của Tổng Giám đốc GMS.

GMS hiện nay vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, cung cấp thêm các dịch vụ mới tích hợp vào nền tảng của mình để trở thành hệ sinh thái toàn diện. Sau sự ra mắt của xe ôm, giao hàng, thuê xe, dịch vụ xe đưa/đón sân bay... GMS đã vừa bổ sung Xanh SM Platform - nền tảng kinh doanh mới cho chủ xe điện VinFast khi họ có thể đăng ký trở thành đối tác để kinh doanh thêm dịch vụ taxi công nghệ khi rảnh ngay cả những địa phương chưa có sự hiện diện của Xanh SM.

Xanh SM Platform được coi là nền tảng đánh trúng nhiều mục đích, nhu cầu của người dùng khi vừa tăng độ phủ thương hiệu xe điện VinFast để bán hàng, vừa tăng nhận diện taxi Xanh với người dùng Việt Nam để mở rộng thị phần.

Với sự phát triển thần tốc, sau gần 1 năm đi vào hoạt động, Xanh SM đã thông báo phục vụ hơn 40 triệu lượt hành khách tại Việt Nam. Từ nay đến 2025, Xanh SM sẽ mở rộng quy mô ra toàn cầu với 9 thị trường mục tiêu và hãng cũng tuyên bố sắp hợp nhất Xanh SM sử dụng chung toàn cầu trên 1 ứng dụng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem