Xã Phú Bình

  • Vượt qua hơn 1 km đường đất nhỏ, gập ghềnh, anh Dũng (xã Phú Bình, huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) chở tôi đến khu chăn nuôi giun quế của anh. Anh bảo, để có được khu chăn nuôi giun quế, nuôi bò ổn định như hiện tại, anh đã vượt qua 2 lần thất bại do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và do thiên nhiên không ưu ái.
  • Những năm gần đây, công nghệ nhân giống lươn phát triển đã tạo ra những giống lươn năng suất cao, sức đề kháng mạnh. Điều này, giúp cho nghề chăn nuôi lươn công nghệ cao ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) không chỉ ít rủi ro, mà còn giúp nông hộ mang lại thu nhập ổn định.
  • Sau 2 năm thử nghiệm nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt theo hướng công nghệ cao trên mật độ dày kết hợp treo giá thể, anh Lâm Văn Đoàn Xuân (ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đánh giá đây là mô hình nuôi lươn có nhiều tiềm năng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
  • Tận dụng diện tích bờ đê gia đình ông Võ Văn Chiến, ngụ Bình Phú 2, xã Phú Bình, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) để trồng bông điên điển giống của Đài Loan, với diện tích trên 300m2, mỗi ngày gia đình ông Chiến thu hoạch trên 20kg bông điên điển với giá bán từ 20 -25 nghìn đồng/kg, đem lại cho gia đình ông Chiến thu nhập trên 400 nghìn đồng/ngày.
  • Không ai rõ trứng nước từ đâu ra, chúng “sinh sôi, nảy nở” như thế nào, chỉ biết rằng, những chỗ có nước như: đồng ruộng, hầm cá bỏ trống… vài ngày kéo một mẻ là có trứng nước đầy ắp và kiếm được số tiền kha khá. Suốt 2 tháng qua, người dân nông thôn ở nhiều nơi đã tận dụng nguồn “lộc trời cho” rủ nhau khai thác luân phiên trên những cánh đồng để mưu sinh.
  • Thử nghiệm trồng chanh không hạt với mục đích cải tạo đất vườn tạp kém hiệu quả, sau 2 năm, ông Nguyễn Văn Lệ (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đang có thu nhập đều đặn từ vườn chanh năng suất mà không phải bỏ nhiều công chăm sóc...
  • Mùa nước nổi, dựa vào lợi thế thiên nhiên có sẵn, người dân ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) vào cuộc mưu sinh bằng nhiều cách nhằm tăng thêm thu nhập. Đặc biệt, các hoạt động khai thác sản vật tự nhiên là công việc của đại đa số hộ nghèo, vốn không có đất sản xuất, ngày thường sống bằng nghề làm thuê. Đến hẹn lại lên, nước về đồng “chở” theo sản vật thiên nhiên ban tặng, cưu mang những phận đời lam lũ giúp họ thêm phấn khởi.
  • Mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, cà na trở thành một trong những món đặc sản thu hút người mua. Nhờ vậy nhiều hộ trồng và bán cà na thành phẩm có nguồn thu nhập khá…
  • nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) đã chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn treo giá thể (công nghệ cao). Điển hình là nông dân Lâm Văn Đoàn Xuân, Ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình là nông dân tiên phong trong việc áp dụng nuôi lươn công nghệ cao của xã.
  • Tới ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Tân Phú (An Giang) qua khỏi cổng làng nghề, cứ 10 nhà có đến 9 nhà bó chổi. Không khí bó chổi bông sậy, chổi bông cỏ ở ấp rất nhộn nhịp và cũng nhờ đó mà các gia đình có thu nhập ổn định quanh năm, đời sống sung túc...Chổi sậy, chổi cỏ ở xứ Cồn Nhỏ còn xuất khẩu đi Đài Loan, Australia...