Vô rừng tìm cây dại về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, ông nông dân có gia tài to

Tuyết Nhung - Trần Hậu Thứ ba, ngày 09/04/2024 14:23 PM (GMT+7)
Với niềm đam mê tạo hình cho cây cảnh (cây kiểng), hơn 20 năm qua, ông Nguyễn Cày, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, (thành phố Đà Nẵng) đã lên rừng tìm cây dại nguyên liệu về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, cây bonsai vừa lạ mắt vừa đầy tính nghệ thuật.
Bình luận 0

Đam mê trồng cây cảnh

Nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Văn Cừ, vườn cây cảnh, vườn bonsai của ông Nguyễn Cày là địa điểm quen thuộc của những tín đồ mê cây cảnh. 

Vô rừng tìm cây dại về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, ông nông dân có gia tài to- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Cày, nông dân trồng cây cảnh ở phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, (thành phố Đà Nẵng) có hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng hoa, cây cảnh. Ảnh: T.N.

Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ ở Đà Nẵng, vườn bonsai, vườn cây cảnh của ông vẫn phát triển vững mạnh, đem lại nguồn thu nhập khá.

Tỉ mỉ chăm sóc vườn cây cảnh, ông Cày tâm sự: "Ngày xưa tôi làm thợ mộc, thường xuyên lên rừng tìm cây, mua gỗ nên cũng bắt đầu niềm đam mê chế tác cây cảnh từ đó. 

Từ những gốc cây tưởng chừng như vô tri vô giác, tôi đem về tạo kiểu dáng, thổi hồn thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị".

Hiện nay, trên diện tích 200m2, ông trồng hơn 200 cây cảnh các loại với kích cỡ khác nhau như: sanh, bồ đề, duối, linh sam, kim quýt, tùng la hán, me, tường vy, khế, ổi...

Vườn cây cảnh đang hot của ông Nguyễn Cày ở phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, (thành phố Đà Nẵng) chủ yếu trồng các loại cây cảnh có khả năng thích ứng với khí hậu nhiệt đới.

Vô rừng tìm cây dại về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, ông nông dân có gia tài to- Ảnh 3.

Ông Cày hiện trồng hơn 200 cây cảnh các loại như: cây sanh, cây bồ đề, cây duối, cây linh sam, cây kim quýt, tùng la hán.... Ảnh: T.N.

Phần lớn các cây cảnh có dáng, thế đẹp trong vườn cây cảnh đẹp của ông Cày là những cây dại mọc trong các cánh rừng, khu rừng. 

Những loài cây dại này khi ở trong rừng ở dạng cây nguyên liệu và ít người để ý, nếu không phải là dân trồng cây cảnh, chơi cây cảnh thực thụ.

Ngoài ra, ông Cày còn trồng và chăm sóc gần 20 cây mai vàng để cho thuê hoặc bán trang trí dịp Tết. 

Với kinh nghiệm nhiều năm trồng mai vàng, vườn mai cảnh của ông luôn khỏe mạnh, cho nhiều búp và nở hoa đúng dịp Tết.

Bằng đôi bàn tay khéo léo và mắt nhìn nghệ thuật, ông Cày lên rừng tìm kiếm những cây nguyên liệu về chế tác, cắt tỉa, tạo dáng cho cây qua nhiều năm.

Ông Cày còn dựa trên trí tưởng tượng để hình thành một tác phẩm bắt mắt, giàu sức sống, phù hợp với thị hiếu của người thưởng ngoạn và được thị trường đón nhận.

Theo ông Cày, trồng hoa, cây cảnh cần phải có sự đam mê, tâm huyết, bền bỉ uốn sửa, chăm chút từng cành cây nhỏ để hình dáng cân đối, hoa lá xanh tươi, thu hút ánh nhìn. 

Người chăm phải nắm rõ đặc tính của mỗi loại cây thì mới có phương pháp chăm sóc đúng cách, giúp cây sống, phòng trị sâu bệnh hiệu quả.

"Hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng cây cảnh, cây bonsai, nhiều người tìm đến tôi để học nghề, nhưng vì chưa hội đủ niềm say mê và không nắm bắt được đặc tính của mỗi loại cây nên họ thất bại, cây xanh cũng hóa củi, không mang lại giá trị gì", ông Cày bộc bạch.

Vô rừng tìm cây dại về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, ông nông dân có gia tài to- Ảnh 6.

Ông Cày lên rừng tìm kiếm cây dại nguyên liệu về chế tác, cắt tỉa, tạo dáng dựa trên trí tưởng tượng để hình thành một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật. Ảnh: T.N.

Vô rừng tìm cây dại về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, ông nông dân có gia tài to- Ảnh 7.

Tùy vào dáng cây phôi mà ông Cày uốn nắn, phân tán cành, tỉa lá để đạt các tiêu chí đẹp về thân, thế, đế, rễ, cành của các cây cảnh, chậu bonsai. Ảnh: T.N.

Để cây cảnh bonsai sống được trong một chậu nhỏ thì ông phải mất thời gian dài chăm sóc, tạo cho cây một sức sống bền bỉ, có chế độ bón phân, tưới nước hợp lý. 

Tùy vào dáng phôi mà ông uốn nắn, phân tán cành, tỉa lá để đạt các tiêu chí đẹp về thân, thế, đế, rễ, cành.

Vô rừng tìm cây dại về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, ông nông dân có gia tài to- Ảnh 8.

Ông Cày kết hợp trồng cây bonsai với các tiểu cảnh, hòn non bộ, thậm chí điêu khắc trên thân cây để tạo điểm nhấn. Ảnh: T.N.

Nếu phôi càng già tuổi thì sản phẩm càng có giá trị. Bên cạnh đó, ông Cày kết hợp trồng cây bonsai với các tiểu cảnh, hòn non bộ, thậm chí điêu khắc trên thân cây để tạo điểm nhấn độc đáo, lạ mắt, đáp ứng thị hiếu mới của khách hàng.

Đổi đời nhờ kỳ công trồng cây cảnh

Không chỉ tự đúc chậu trồng cây, ông Cày còn tận dụng các khúc gỗ, hốc đá tự nhiên hoặc chum vại cũ để làm chậu, giúp tác phẩm nghệ thuật trở nên bình dị, gần gũi và tăng tính thẩm mỹ.

Với hình thù nhỏ bé, độc đáo, kèm theo mức giá khá mềm, các sản phẩm của ông luôn hút hàng. Trung bình mỗi chậu cây được bán với giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, xuất bán khoảng 10 chậu mỗi năm.

Ông Cày cho hay, nghề trồng hoa cây cảnh không mấy vất vả, nhưng người trồng phải thường xuyên uốn nắn, tỉa cành lá, quan sát sự phát triển của cây cũng như sâu bệnh để kịp thời chữa trị. 

Ông thường xuyên mang sản phẩm tham gia trưng bày tại các hội hoa xuân, triển lãm, hội thi và đạt nhiều thành tích cao.

Vô rừng tìm cây dại về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, ông nông dân có gia tài to- Ảnh 10.

Để cây cảnh bonsai sống được trong một chậu nhỏ thì ông Cày phải mất thời gian dài chăm sóc, kết hợp chế độ bón phân, tưới nước hợp lý. Ảnh: T.N.

Vô rừng tìm cây dại về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, ông nông dân có gia tài to- Ảnh 11.

Ông Nguyễn Cày thường xuyên mang sản phẩm cây cảnh độc, lạ, chậu bonsai của vườn tham gia trưng bày tại các hội hoa xuân, triển lãm, hội thi trong và ngoài thành phố Đà Nẵng và đạt nhiều thành tích, giải thưởng cao trong lĩnh vực sinh vật cảnh. Ảnh: T.N.

Vô rừng tìm cây dại về “hô biến” thành cây cảnh đang hot, ông nông dân có gia tài to- Ảnh 12.

Nhờ trồng hoa, trồng cây cảnh, nhất là chuyên tâm vào "mài dũa, uốn nắn" những cây dại trong rừng thành những cây cảnh đang hot mà ông Cày vượt khó vươn lên, kinh tế gia đình khấm khá hơn. Ảnh: T.N.

Trong nhịp sống đô thị tất bật, nhiều người tìm đến thú vui chơi cây cảnh để giảm bớt căng thẳng, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú. 

Bởi mỗi tác phẩm cây cảnh nghệ thuật mang một ý nghĩa riêng, thể hiện tâm tư, ước vọng, triết lý sâu sắc về cuộc sống.

Ông Cày chia sẻ: "Gia đình tôi có hoàn cảnh khó khăn, vợ mắc bệnh tim nên không làm được việc nặng, có hai người con trai nhưng một người đã mất, một người bị bệnh tâm thần và tôi là lao động chính. 

Những lúc chăm sóc vườn cây cảnh, tôi cảm thấy mình được thư giãn, giải tỏa tâm lý, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống".

Từ khi xuất hiện dịch Covid-19 đến nay, sức mua cây cảnh giảm, nhưng nhờ có các cấp chính quyền, hội đoàn thể hỗ trợ, quảng bá sản phẩm cây cảnh nên ông Cày được tiếp cận với nhiều khách hàng, kinh tế gia đình cũng khấm khá hơn.

Bà Trương Thị Ngọc Mai – Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho biết: "Ông Nguyễn Cày là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng. 

Với những hiệu quả đem lại từ mô hình trồng hoa, trồng cây cảnh, ông Cày đang tiếp tục nhân rộng quy mô và số lượng.

Đồng thời, ông Nguyễn Cày tích cực chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cảnh, kỹ thuật chăm sóc cây cảnh để các hội viên, nông dân cùng nhau học hỏi, phát triển kinh tế gia đình bền vững theo xu hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem