Chủ nhật, 19/05/2024

Vì sao nhóm cổ phiếu phân bón đồng loạt "dậy sóng"?

08/09/2023 10:30 AM (GMT+7)

Nhà đầu tư trở nên hào hứng với ngành phân bón ngay sau động thái ngừng xuất khẩu urê từ Trung Quốc.

Vì sao nhóm cổ phiếu phân bón đồng loạt "dậy sóng"? - Ảnh 1.

Trung Quốc vừa có động thái cho biết sẽ ngừng xuất khẩu urê , vì vậy các DN phân bón Việt Nam dự kiến sẽ hưởng lợi. Ảnh: DPM

Trong phiên giao dịch sáng nay (8/9), nhóm cổ phiếu ngành phân bón đồng loạt tăng trần ngay sau thông tin Trung Quốc yêu cầu các công ty ngừng xuất khẩu phân urê. 

Cụ thể, chỉ 30 phút đầu phiên giao dịch, hàng loạt cổ phiếu phân bón như DCM, DPM, BFC, SFG đều tím trần và trắng bên bán. 

Với Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM), thời điểm 10h, mã này đang tím trần ở mức giá 33.850 đồng/CP, tăng 2.200 đồng/CP (6,95%) với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5 triệu đơn vị và vẫn còn hơn 5 triệu đơn vị dư mua ở mức giá trần.

Tương tự, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HoSE: DPM) cũng đang tăng trần ở mức giá 40.450 đồng/CP, tăng 2.600 đồng/CP (6,87%) với khối lượng giao dịch đạt hơn 5 triệu đơn vị và vẫn còn hơn 2,5 triệu đơn vị dư mua ở mức giá trần.

Trong khi đó, các cổ phiếu như LAS và DHB tăng còn mạnh hơn nhờ có biên độ lớn, trong đó LAS tăng 9,2% và DHB leo dốc 11,6%.

Vì sao nhóm cổ phiếu phân bón đồng loạt "dậy sóng"? - Ảnh 2.

Cổ phiếu phân bón đồng loạt tím trần phiên hôm nay 8/9

Nhà đầu tư trở nên hào hứng với cổ phiếu ngành phân bón trong phiên giao dịch hôm nay (8/9) ngay sau động thái ngừng xuất khẩu urê từ Trung Quốc.

Cụ thể, trong ngày 07/09, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu urê sau khi giá trong nước tăng vọt. Đây là động thái có thể hạn chế nguồn cung và tăng chi phí cho nông dân ở những quốc gia chuyên nhập khẩu phân bón như Ấn Độ.

Một số ông lớn phân bón của Trung Quốc đã tạm ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới từ đầu tháng này theo lệnh của Chính phủ. Nguồn tin này nói thêm hạn chế này chỉ áp dụng cho phân urê.

Hiện, Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ phân urê hàng đầu thế giới nên bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong xuất khẩu đều có nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá toàn cầu tăng cao.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.