Vì sao Lưu Bang phải đút lót, gả con gái cho Thiền vu Hung Nô?

MA Thứ sáu, ngày 29/12/2023 21:48 PM (GMT+7)
Lưu Bang tin rằng ông vẫn chưa đủ mạnh để đánh bại các bộ tộc phương bắc, vì thế ông đút lót thực phẩm và quần áo cho họ để đổi lấy sự thỏa thuận của họ không xâm phạm vào đế quốc mới của ông. Thậm chí ông đã phải gả cho vị Thiền vu Hung Nô một cô gái mang danh là công chúa Trung Quốc.
Bình luận 0

Năm 202 TCN, Lưu Bang đã đánh bại kẻ thù nguy hiểm và hung bạo của mình là Hạng Vũ. Ông lên ngôi Hoàng đế. Do từng được phong ở đất Hán Trung, ông đặt tên triều đại của mình là Hán, mà người đời sau gọi là vương triều Lưu Hán.

Cuộc đấu tranh cho quyền lực của Lưu Bang vẫn tiếp diễn, ông phải chiến đấu nhiều cuộc chiến nhỏ để củng cố quyền lực, một số cuộc chiến để chống lại các đồng minh cũ. Một việc khác để củng cố quyền lực mà Lưu Bang phải đối mặt là liên minh các bộ lạc ở biên giới phía bắc Trung Quốc, có họ ngữ âm Đột Quyết, gọi chung là Hung Nô, cầm đầu bởi một Thiền vu. Các bộ tộc Hung Nô là những bộ tộc du mục và trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ. Và cũng giống như những bộ tộc du mục khác, người Hung Nô có truyền thống chiến tranh và đã từng nhiều lần tiến hành các vụ tấn công vào Trung Quốc. Lưu Bang tin rằng ông vẫn chưa đủ mạnh để đánh bại các bộ tộc phương bắc, vì thế ông đút lót thực phẩm và quần áo cho họ để đổi lấy sự thỏa thuận của họ không xâm phạm vào đế quốc mới của ông. Thậm chí ông đã phải gả cho vị Thiền vu Hung Nô một cô gái mang danh là công chúa Trung Quốc.

Vì sao Lưu Bang phải đút lót, gả con gái cho Thiền vu Hung Nô?- Ảnh 1.

Lưu Bang. Ảnh: Sohu.

Tất nhiên, triều đình của Lưu Bang bắt buộc phải quay lại kiểu cai trị độc tài. Dân chủ không bao giờ là vấn đề đối với người Trung Quốc như nó đã từng có ở các nền văn minh khác ở khoảng năm 200 TCN. Giống với Jeroboam ở Israel, Lưu Bang không phải là nhà cách mạng. Đối với ông triều đình tốt là một triều đình mạnh, một triều đình có thể duy trì sự phục tùng đầy đủ. Lưu Bang đã bắt đầu xây dựng một kinh đô mới tại Trường An, đây sẽ trở thành thành phố lớn nhất thế giới thời kỳ đó. Nhưng ngoài mục tiêu xây dựng một triều đình mạnh ông muốn tập trung sự quản lý đế chế của mình, và vì thế ông cần một đội quân gồm những bầy tôi dân sự trung thành. Để có thể kiểm soát một cách đáng tin cậy đế chế vĩ đại của mình, ông đưa các anh em, chú bác, họ hàng làm những lãnh chúa địa phương. Ông tìm kiếm những sự ủng hộ tiếp tục của các tướng lĩnh địa phương những người từng góp phần trong đồng minh của ông để giành quyền lực, và những người từng làm tướng văn tướng võ của ông, ông phong thành các quý tộc ở cấp nhỏ hơn. Những quan lại địa phương cũ của nhà Tần đã từng ủng hộ ông vẫn được giữ chức vụ cũ, và một số nhà quý tộc thân thiện với ông vẫn được giữ đất đai của mình.

Lưu Bang cũng tìm kiếm sự ủng hộ từ phía nông dân. Ông giảm thuế cho họ và cho những người khác. Ở khắp nơi, ông đều tìm cách bảo vệ nông dân khỏi những nhà quý tộc cũ đang tìm cách lấy lại đất đai đã mất. Ông cải thiện đời sống cho họ bằng cách không bắt họ phải đi làm việc nhiều như dưới triều đại cũ, Tần Thủy Hoàng. Và các nông dân tin rằng bởi vì Lưu Bang cũng từng là một nông dân nên ông sẽ tiếp tục cai trị theo cách có lợi cho họ.

Dựa vào nguồn gốc nông dân của mình, Lưu Bang tỏ thái độ khinh thị với người trí thức bằng cách đái vào trong mũ của một người trí thức trong triều, nhưng trong nỗ lực để cai trị quốc gia ông đã thấy lợi ích trong việc sử dụng người trí thức, và ông đã dàn hòa với họ. Nhiều người trí thức là thuộc Khổng giáo, và ông đã bắt đầu đối xử với Khổng giáo với sự khoan dung lớn hơn trong khi ông tiếp tục đặt ra ngoài vòng pháp luật những sự tố cáo của Khổng giáo đối với các quan điểm của Pháp gia. Với sự hỗ trợ bên cạnh của Khổng giáo, Lưu Bang tìm cách thu hút các bầy tôi dân sự giỏi và ông đã tìm thấy họ trong những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu mới trong nông nghiệp gọi là những quý tộc nhỏ, một tầng lớp khác biệt với quý tộc. Đầu tiên, Lưu Bang và quan lại xung quanh tìm cách đưa những người bạn chiến đấu của mình vào các vị trí quản lý dân sự, nhưng sau đó họ thấy rằng những người đó không đủ khả năng làm quản lý hành chính. Và sau khi có sai lầm vì thấy các tướng quân đội không có khả năng quản lý hành chính, Lưu Bang không cho họ giữ các chức vụ đó nữa. Các triều đình trước thường rất thành công khi cho các nhà buôn giữ các chức vụ quản lý dân sự, nhưng đối với Lưu Bang và quan lại xung quanh vốn có nguồn gốc nông dân nên họ không tin các nhà buôn. Thay vào đó, họ dùng những người thuộc gia đình trồng trọt giàu có, đa phần số họ trở nên giàu ở một vài thế hệ gần đây. Tầng lớp mới này (quý tộc nhỏ) đã gửi những đứa con ưu tú nhất của mình đi làm việc trong triều đình và cho những đứa kém hơn ở nhà làm ruộng. Và với quyền lợi mới trong việc cưới xin hợp lúc, tầng lớp mới đã bắt đầu có nhiều ảnh hưởng hơn nhờ vào họ ngoại.

Lưu Bang chết năm 195 TCN ở tuổi sáu mươi ba, được trao thụy hiệu là Cao Đế. Quyền lực rơi vào tay vợ ông, Lã hậu. Ở Trung Quốc cũng như ở những nơi khác cai trị độc tài đồng nghĩa với cai trị gia đình, và những cuộc tranh giành quyền lực diễn ra bên trong hoàng tộc. Lã hậu tống các thành viên hoàng tộc họ Lưu ra khỏi các vị trí quyền lực và thay thế họ bằng những người họ Lã. Sau 15 năm cai trị bà mất, và họ hàng của Lưu Bang lại quay lại nắm quyền cai trị, họ giết tất cả các thành viên gia tộc Lữ hậu. Một người con thứ của Lưu Bang với người thiếp là vợ cũ của Ngụy vương Báo tên là Lưu Hằng được lập làm hoàng đế, phục hồi lại quyền cai trị nhà Hán, tức là Hán Văn Đế.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem