Vì sao lính lê dương Pháp tin dùng tiểu liên M/45 ở Việt Nam?

Thứ năm, ngày 04/07/2019 06:30 AM (GMT+7)
Bước vào Chiến tranh Đông Dương, thực dân Pháp gần như phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ và một số nước châu Âu, thậm chí đến súng tiểu liên họ cũng phải mua từ Thụy Điển.
Bình luận 0

img

Ra đời từ năm 1944 và bắt đầu được sản xuất từ năm 1945, súng tiểu liên do Thuỵ Điển thiết kế mang tên Carl Gustav M/45 là một trong những vũ khí chính của lính Pháp sử dụng trên chiến trường Việt Nam trong suốt 9 năm diễn ra Chiến tranh Đông Dương. Nguồn ảnh: Sub.

img

So với những khẩu tiểu liên cùng thời, Carl Gustav M/45 có trọng lượng khá nhẹ chỉ khoảng 3,3 kg trọng lượng rỗng. Điều này khiến nó rất phù hợp với các lực lượng cần sự cơ động nhanh, đặc biệt là lực lượng lính dù. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Súng có chiều dài tổng cộng 808mm trong đó chiều dài nòng chỉ vỏn vẹn 212 mm do khẩu tiểu liên Carl Gustav M/45 này có cơ chế khoá nòng khá phức tạp. Nguồn ảnh: Tiube.

img

Cỡ đạn duy nhất khẩu súng này sử dụng là cỡ 9x19mm M/39B với đàu đạn trọn. Mặc dù có nòng khá ngắn nhưng do sử dụng loại đạn đặc biệt nên sơ tốc đầu nòng của khẩu tiểu liên này lên tới 425 mét/giây. Nguồn ảnh: Museum.

img

Do sơ tốc đầu nòng cao nên tầm bắn của Carl Gustav M/45 cũng hiệu quả vượt trội so với các khẩu tiểu liên cùng thời - lên tới 250 mét nghĩa là gần như tương đương với tầm bắn hiệu quả tối đa của súng trường khi không sử dụng kính ngắm. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Khẩu tiểu liên này sử dụng hộp tiếp đạn có dự trữ tối đa 36 viên. Mặc dù vậy hộp tiếp đạn này cũng không quá dài, giúp xạ thủ có thể nằm bắn một cách thoải mái. Nguồn ảnh: Vas.

img

Sau Chiến tranh Đông Dương, súng tiểu liên M/45 vẫn tiếp tục được sử dụng ở Việt Nam. Và lần này là trong tay các toán biệt kích Mỹ ở miền Nam Việt Nam, khi khẩu súng này có khả năng hoạt động dù bị ngâm dưới nước nhiều giờ liền - một đặc điểm mà các khẩu súng khác của Mỹ cùng thời không thể có được. Nguồn ảnh: Tube.

img

Phiên bản báng gấp của súng thậm chí còn được sử dụng bởi CIA với một loại hộp tiếp đạn đặc biệt chỉ có 20 viên, đảm bảo độ gọn gàng của khẩu súng giúp điệp viên có thể giấu nó ở bất cứ đâu kể cả giấu trong người. Nguồn ảnh: Loner.

img

Súng tiểu liên Carl Gustav M/45 của Thuỵ Điển trên chiến trường Việt Nam (hàng sau, thứ ba từ trái sang). Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem