Thứ tư, 08/05/2024

TP.HCM triển khai trao đổi tín chỉ carbon đầu tiên trên cả nước - đây là lý do

27/04/2024 9:11 AM (GMT+7)

Triển khai cơ chế đặc thù để phát triển thị trường carbon theo Nghị quyết 98, TP.HCM nghiên cứu không chỉ bán mà còn có thể mua tín chỉ carbon ở các quốc gia khác để phục vụ yêu cầu phát triển của thành phố.

Là trung tâm kinh tế của cả nước, TP.HCM là địa phương đầu tiên trên toàn quốc thực hiện thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã chủ động đề ra các nhiệm vụ nhằm triển khai thực hiện cam kết của Chính phủ là Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Khai thác chứng chỉ carbon rừng

Sản xuất nông nghiệp không bền vững là một trong những nguyên nhân làm tăng phát thải nhà kính, gia tăng biến đổi khí hậu. Trong cơ cấu phát thải khí nhà kính của TP.HCM, phát thải của nông nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 1,1%.

Vì vậy, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp; bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển, quản lý rừng bền vững và khai thác chứng chỉ carbon rừng.

tp.hcm phat trien thi truong tin chi carbon

TP.HCM tiếp tục bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển, quản lý rừng bền vững và khai thác chứng chỉ carbon rừng. Ảnh: Thanh Toàn

Theo UBND TP.HCM, ước tổng lượng tích tụ carbon của toàn bộ diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ hơn 3,67 triệu tấn carbon, tương đương lượng CO2 hấp thụ hơn 13,47 triệu tấn.

Vì thế thời gian tới, việc hoàn thiện chính sách và kết nối thị trường tín chỉ carbon trong nước với quốc tế là cần thiết.

UBND TP.HCM cho biết thành phố đang đề xuất các dự án, chương trình tham gia thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế bù trừ tín chỉ carbon.

Theo đó, TP.HCM đề ra các giải pháp chủ yếu gồm: Nghiên cứu thị trường tín chỉ carbon, hướng đến mục tiêu mở ra dòng tài chính mới, phục vụ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả tiềm năng, nâng cao chất lượng của rừng ngập mặn.

TP.HCM đánh giá cụ thể về tiềm năng mà các lĩnh vực có thể triển khai để thu hồi carbon như rừng Cần Giờ, các hoạt động nông nghiệp, xử lý chất thải.

Sau khi có nghiên cứu, đánh giá tổng thể, thành phố xác định các lĩnh vực ưu tiên để kêu gọi hợp tác triển khai. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cần dựa vào tiềm năng của từng nhóm dự án để ban hành chính sách phù hợp.

TP.HCM tiếp tục bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần Giờ. Ảnh: Thanh Toàn

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: Thanh Toàn

TP.HCM triển khai cơ chế đặc thù để phát triển thị trường carbon theo Nghị quyết 98/NQ-CP của Chính phủ; nghiên cứu không chỉ bán mà còn có thể mua tín chỉ carbon ở các quốc gia khác để phục vụ yêu cầu phát triển thành phố.

TP.HCM nghiên cứu hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định từ cấp quốc gia cho đến cấp cơ sở phát thải; đề ra lộ trình giảm phát thải cho từng ngành, tiểu ngành một cách minh bạch, đầy đủ và phù hợp với điều kiện cụ thể.

Thành phố đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức để các cơ sở, doanh nghiệp phát triển công nghệ, chuẩn bị điều kiện tham gia; hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường carbon trong nước.

Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và rừng phòng hộ, đặc dụng tại huyện Bình Chánh, Củ Chi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).

TP.HCM tăng cường khoa học, ứng dụng thông tin trong quản lý quy hoạch đô thị

TP.HCM tăng cường khoa học, ứng dụng thông tin trong quản lý quy hoạch đô thị

Thời gian qua, TP.HCM đang đẩy mạnh việc quản lý quy hoạch đô thị triển khai theo hướng đổi mới, chú trọng đánh giá dữ liệu, tăng tính khoa học, đảm bảo sự đồng bộ về cơ sở pháp lý.

Tăng tốc hoàn thành hạng mục quan trọng dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Tăng tốc hoàn thành hạng mục quan trọng dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cùng các đơn vị nhà thầu đã đặt mục tiêu hoàn thành thi công hạng mục kết cấu thép mái nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 2/9/2024.

Thị trường Việt Nam tạo kết quả bất ngờ cho công ty bia Đan Mạch

Thị trường Việt Nam tạo kết quả bất ngờ cho công ty bia Đan Mạch

Tưởng rằng giai đoạn "giông bão" gần đây trên thị trường bia Việt Nam đã làm các công ty bia lao đao, Carlsberg báo cáo doanh số từ Việt Nam quý 1/2024 tăng 4%. Ngoài ra, sản lượng năm ngoái tại Việt Nam của hãng bia Đan Mạch tăng 8%.

Cháy rụi 40 xe điện tại Hội An

Cháy rụi 40 xe điện tại Hội An

Vụ cháy lớn tại bãi đậu xe ở Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) hôm nay làm 40 xe điện bị thiêu rụi.

TP.HCM gỡ vướng về quy hoạch tách thửa cho người dân

TP.HCM gỡ vướng về quy hoạch tách thửa cho người dân

UBND TP.HCM thống nhất sẽ ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tại các khu vực quy hoạch theo quy định các luật hiện hành để gỡ vướng cho người dân.