Tin thế giới: Mỹ đang lừa dối Nga?

Duy Anh (tổng hợp) Thứ sáu, ngày 12/01/2018 19:30 PM (GMT+7)
Các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ đã coi thường những chuẩn mực nghề nghiệp và không trung thực khi phản ánh các sự kiện liên quan đến Nga, Giáo sư danh dự của Đại học New York và Princeton, nhà báo Stephen Cohen nhận định trên The Nation.
Bình luận 0

img

Mỹ và các nước phương Tây khác đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía đông "dù chỉ 1 ly".

Điều này được minh chứng bằng bài viết về “cuộc chiến tranh lạnh mới”, “những đòn tấn công” của Nga vào nền dân chủ, cũng như lối “sử dụng sự kiện có chọn lọc” và “viết những bài đáng ngờ”.

"Nếu chuyện liên quan đến Nga, khi quyết định cái gì có lợi cho việc in ấn và cái gì không, tờ New York Times thường tuân theo sự chỉ đạo từ những tính toán chính trị", chuyên gia Cohen nhận xét.

Hồi tháng 12.2017, Lưu trữ An ninh Quốc gia thuộc Đại học George Washington đã công bố các tài liệu xác nhận thực tế là Mỹ và các nước phương Tây khác đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía đông "dù chỉ 1 ly". Theo quan điểm của nhà báo, đây là bằng chứng cho thấy phương Tây đã lừa dối Nga.

Tuy nhiên, khi nuôi tham vọng chiếm quy chế là "tờ báo chính trị quan trọng, đáng tin cậy và không thể thay thế trong nước", cả The New York Times, cũng như The Washington Post đã không viết một dòng nào về các văn kiện được ban hành. Theo giải thích của Cohen, lý do là bởi những tin bài như vậy "sẽ phá tận gốc huyền thoại bao trùm quan trọng nhất của họ,  rằng Nga là nước duy nhất phải chịu trách nhiệm về việc gây ra cuộc Chiến tranh Lạnh mới cùng tất cả các xung đột và nguy hiểm kèm theo".

Các nhà báo Mỹ do đó chỉ đơn giản là phớt lờ  những nguyên tắc nghề nghiệp mà chính họ thường tán dương ca tụng,  chuyên gia Stephen Cohen nhận xét.

Không dừng lại ở đó, giữa Nga và Mỹ còn có những hành động "ăn miếng trả miếng". Những hạn chế mà phía Mỹ áp đặt đối với các cơ quan truyền thông Nga, như buộc các hãng Russia Today (RT), Sputnik đăng ký hoạt động ở Mỹ với tư cách "văn phòng đại diện nước ngoài", tước quyền tác nghiệp của các nhà báo RT tại quốc hội Mỹ, gây sức ép để Twitter cấm tài khoản của các hãng tin RT và Sputnik quảng cáo… bị Nga coi  là “hành động gây hấn”, dẫn tới hàng loạt biện pháp đáp trả tương xứng từ Moscow.

Nga cũng thông qua luật về các hãng truyền thông nước ngoài, liệt một loạt cơ quan báo chí Mỹ vào danh sách phải đăng ký hoạt động như "văn phòng đại diện nước ngoài" và "cấm cửa" tất cả các nhà báo làm việc cho các phương tiện truyền thông đại chúng Mỹ đến Đuma quốc gia (Hạ viện) Nga. 

Quan hệ Nga-Mỹ trong năm 2017 dường như đã quay theo vòng tròn 365 ngày để trở lại đúng điểm khởi đầu của thế bế tắc giống như cách đây 1 năm, vào cuối nhiệm kỳ chính quyền Tổng thống Barack Obama. Những biện pháp trừng phạt và đáp trả mà Nga và Mỹ áp dụng với nhau trong năm 2017 cùng những căng thẳng leo thang thực sự đã đẩy quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới vào một vòng xoáy đối đầu chưa có điểm dừng. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem