Thực hư tin đồn virus Corona sống trong sừng tê giác

Minh Nhật Thứ tư, ngày 05/02/2020 12:00 PM (GMT+7)
Nhiều bài đăng được chia sẻ hàng trăm lần trên Facebook đang lan truyền thông tin rằng, virus Corona chủng mới gây viêm phổi cấp xuất phát từ việc sử dụng sừng tê giác. Thông tin này là sai vì virus Corona không thể tồn tại trong các mô chết của sừng tê giác mà cần các mô sống để tái tạo.
Bình luận 0

img

Thông tin virus Corona sống trong sừng tê giác lan truyền trên mạng là sai

Theo AFP, thông tin sai sự thật về việc virus Corona tồn tại trong sừng tê giác và lây lan là do việc sử dụng sừng tê giác của con người được lan truyền trên các trang mạng như Facebook dưới dạng hình ảnh được nhiều người chia sẻ lại đang gây hoang mang cho dư luận.

Cựu ngôi sao cricket quốc tế Kevin Pietersen, một nhà vận động tích cực nhằm chấm dứt nạn săn trộm tê giác cũng chia sẻ hình ảnh sai sự thật nói trên trên Twitter cá nhân vào ngày 26/1 và đề nghị người hâm mộ anh chia sẻ tích cực. Bài đăng của Pietersen sau đó bị nhiều người, đặc biệt là giới khoa học lên án. James Borrell, một nhà nghiên cứu và nhà khoa học bảo tồn đã kêu gọi Pietersen xóa bài đăng vì nó làm tổn hại đến công tác bảo tồn động vật hoang dã trong đó có tê giác.

"Anh thực sự muốn truyền bá tin rác này à? Nó ảnh hưởng xấu đến khá nhiều người đang làm các công việc hướng tới việc bảo tồn tê giác dựa trên những bằng chứng xác thực đấy", ông Borrell bình luận bên dưới bài đăng.

Nam Phi là nơi có số lượng tê giác lớn nhất thế giới và trong nhiều năm đã cố gắng chống lại nạn săn trộm tràn lan loài động vật này để lấy sừng. Sừng của tê giác rất quý hiếm, đắt đỏ và vì thế thường bị buôn bán bất hợp pháp.

Nhà nghiên cứu bệnh học và trưởng khoa virus học của Đại học Stellenbosch, Giáo sư Wolfgang Preiser cho biết, ngay cả khi không biết rõ nguồn gốc của virus Corona, thì có 1 điều chắc chắn rằng virus này không thể sống được trong các mô chết của sừng tê giác.

"Virus cần tế bào sống của sinh vật sống để tự nhân lên, vì vậy sừng tê giác ngay cả khi vẫn còn trên đầu con tê giác cũng sẽ không thể bị nhiễm virus vì sừng tê giác chỉ có các mô chết", ông Preiser nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với AFP.

Ông nói thêm rằng vào thời điểm một chiếc sừng được giao dịch, nó đã bị lấy khỏi cơ thể con tê giác trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Đó là lý do nó không thể trở thành vật chủ cho các loại virus gây bệnh  truyền nhiễm.

Virus Corona chủng mới xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào đầu tháng 12/2019, nhiều khả năng bắt nguồn từ một chợ chuyên bán "thịt rừng" ở địa phương.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết virus corona Vũ Hán, chính thức được gọi là "2019-nCoV" thuộc "gia đình virus Corona gây cảm lạnh thông thường và virus gây ra dịch SARS và MERS.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, các quan chức y tế đã rất nỗ lực để cố gắng xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Phân tích cây di truyền của họ virus này đang được tiến hành để xác định chính xác nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán.

Các nhà nghiên cứu cho rằng loại virus mới này có thể đến từ loài dơi, giống như viirus SARS, do có tỷ lệ giốn g80% cấu trúc di truyền. Ít nhất hơn 400 người đã chết kể từ khi dịch Corona bắt đầu, với hơn 20.400 trường hợp nhiễm virus được xác nhận trên toàn thế giới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem