Chủ nhật, 19/05/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo cơ cấu lại các tổ chức tín dụng

14/03/2023 6:59 PM (GMT+7)

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Đề án Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban.

Các Phó Trưởng Ban gồm Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Thành viên là lãnh đạo một số bộ, ngành.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo, triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Quyết định 689 ngày 8/6/2022, phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo cơ cấu lại các tổ chức tín dụng - Ảnh 1.

Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban, thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Ảnh: VGP

Ban cũng nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan  trọng, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và các vấn đề vượt thẩm quyền Bộ, ngành.

Giúp Thủ tướng chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề trong phạm vi thuộc chức năng, nhiệm vụ.

Giúp Thủ tướng điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, tăng cường trách nhiệm, hiệu quả tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

 Ngày 8/6/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 689 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025".

Theo Đề án, phấn đấu đến năm 2025 xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các TCTD lành mạnh và phát triển bền vững.

Cùng với đó là đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; nâng cao năng lực tài chính của TCTD; ngăn ngừa đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan.

Đề án thí điểm áp dụng tại các NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025 đạt 11 - 12%.

Theo NHNN, đến cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ở mức 1,92%. Số liệu cập nhật báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết, tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ xấu tại các ngân hàng này lên trên 136.400 tỷ đồng, so với năm 2021 là 100.853 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...

Làm gì để khơi thông thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng?

Làm gì để khơi thông thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng?

Các bộ, ngành đang gấp rút xây dựng và ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở. Những chính sách được tháo gỡ, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của địa phương sẽ là tín hiệu khả quan cho thị trường BĐS thời gian tới

Ford triệu hồi hơn 8.700 xe lai điện vì xe thình lình về số 0

Ford triệu hồi hơn 8.700 xe lai điện vì xe thình lình về số 0

Một số xe lai hybrid của Ford có thể bất ngờ tự chuyển sang trạng thái số N (được hiểu là số 0 hay số "mo") khi đang lái. Đây là nguyên nhân của đợt triệu hồi mới nhất này.

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc