Thứ bảy, 18/05/2024

Thông tin mới nhất vụ dùng thẻ tín dụng 8,5 triệu "quên" trả, gần 11 năm sau khoản nợ tăng lên hơn 8,8 tỷ đồng

15/03/2024 6:30 AM (GMT+7)

Vị khách hàng có khoản nợ "sốc" này khẳng định, bản thân không tiêu 8,5 triệu đồng trong thẻ tín dụng và cũng không được ngân hàng gửi thông báo sớm khi bị nợ xấu.

Thông tin mới nhất vụ dùng thẻ tín dụng 8,5 triệu "quên" trả, gần 11 năm sau khoản nợ tăng lên hơn 8,8 tỷ đồng- Ảnh 1.

Thông báo của Eximbank AMC

Ông P.H.A. – khách hàng trong vụ việc "Dùng thẻ tín dụng 8,5 triệu "quên" trả, gần 11 năm sau khách hàng nợ lên hơn 8,8 tỷ đồng", cho hay, bản thân không hề tiêu số tiền 8,5 triệu đồng. Thậm chí, ông cho biết chưa hề nhận được thẻ tín dụng này dù đã ký hồ sơ mở thẻ.

Cụ thể, vào đầu năm 2013, ông A có đề nghị một nhân viên Eximbank chi nhánh Quảng Ninh mở thẻ tín dụng. Nhân viên yêu cầu ông A ký vào hợp đồng để thực hiện thủ tục mở thẻ tín dụng.

Một thời gian ngắn sau đó, nhân viên ngân hàng đã hẹn ông A ra trụ sở chi nhánh ngân hàng để làm việc, tuy nhiên hai người chỉ trao đổi tại cửa trụ sở này.

"Nhân viên đưa cho tôi tờ giấy xác nhận ký nhận thẻ. Tôi ký nhận nhưng bạn nhân viên ngân hàng chỉ đưa lại cho tôi một chiếc thẻ ATM thường không phải thẻ tín dụng. Khi tôi hỏi, nhân viên có giải thích vì lương của tôi thấp nên phải xin ý kiến lãnh đạo và khẳng định sẽ làm được. Nhân viên ngân hàng bảo tôi đợi bạn ấy sẽ liên lạc lại sau", ông A kể lại.

Tuy nhiên, một thời gian không nhận được liên lạc từ nhân viên nay, ông A cho rằng việc mở thẻ tín dụng của mình không được chấp nhận từ phía ngân hàng "nên cũng thôi".

Chỉ đến năm 2017, vì có nhu cầu vay vốn, ông A mới "tá hỏa" phát hiện mình có nợ xấu tại Eximbank.

Sau đó, ông A cho biết đã chủ động đến chi nhánh ngân hàng để xác minh, làm rõ nhưng ngân hàng cho biết anh đã có ký nhận thẻ. Vì vậy, ngân hàng yêu cầu khách hàng A thanh toán gốc và lãi.

Ông A cũng thắc mắc, vì sao trong 4 năm trời, ông lại không hề được thông báo về khoản nợ mà theo ông A là "trên trời rơi xuống" này. Điều đáng nói, trong hồ sơ mở thẻ của khách hàng A ngoài số điện thoại khách hàng đang dùng còn có thêm một số điện thoại lạ.

"Tôi có hỏi ngân hàng để làm rõ, thì họ nói rằng ngân hàng có thông báo nợ cho tôi bằng số điện thoại được ghi trong hồ sơ mở thẻ của tôi và không liên lạc được. Trong khi đó, thông tin địa chỉ nhà tôi đến nay vẫn không thay đổi, số điện thoại của tôi trong hồ sơ cũng không thay đổi nhưng tôi cũng không hề nhận được thông báo nhắc nợ nào qua các thông tin này", ông A nói.

Ngoài ra, ông A cũng cho biết đã yêu cầu ngân hàng chứng minh đã thông báo cho mình như thế nào thì họ chưa chứng minh được, ông A nói thêm.

Hơn nữa, ông cho biết sau khi tìm hiểu, chữ ký trong giao dịch quẹt thẻ không phải chữ ký của ông và đã từng có lịch sử đóng lãi cho khoản dư nợ này. Vậy ai đã thực hiện?, ông A đặt vấn đề.

Thông tin mới nhất vụ dùng thẻ tín dụng 8,5 triệu "quên" trả, gần 11 năm sau khoản nợ tăng lên hơn 8,8 tỷ đồng- Ảnh 2.

Luật sư Lê Bá Thường, Đoàn Luật sư TP.HCM

Nhận định về vụ việc này, theo Luật sư Lê Bá Thường, Đoàn Luật sư TP.HCM, như thông tin anh A cung cấp với báo chí, năm 2016, anh A đã có gặp mặt ngân hàng để giải quyết việc vay nợ tín chấp.

Anh A khẳng định mình không vay số tiền 8,5 triệu đồng và số điện thoại cùng với chữ ký trong hồ sơ vay, kể cả sao kê không phải của anh A.

Từ đầu, khi làm hợp đồng vay tín dụng, nam nhân viên đã có hành vi đưa anh A ký trước vào hợp đồng mở thẻ và nhận thẻ, sau đó đưa cho anh A một chiếc thẻ thường để sử dụng. Cùng với đó trong hồ sơ vay và sao kê ngân hàng cho thấy anh A đã bị làm giả chữ ký để vay tiền.

Thông tin từ anh A cũng cho thấy Ngân hàng không tiến hành điều tra, xác minh chữ ký và số điện thoại, cùng với việc Ngân hàng không gọi điện đến số điện thoại anh A hay gửi thông báo nợ xấu đến địa chỉ nhà anh A, không đưa ra phương pháp tính lãi mà yêu cầu trả tiền lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Nếu tất cả các thông tin mà anh A cung cấp là đúng sự thật thì hành vi này của những người liên quan đến vụ việc tại Eximbank có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức phạt cao nhất là tù chung thân được quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. 

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản do lừa đảo có được.

Trước đó, phía Ngân hàng Eximbank đã thông tin về sự việc này.

Cụ thể, Eximbank cho biết, khách có tên P.H.A. thực hiện mở thẻ Master Card tại Eximbank chi nhánh Quảng Ninh vào ngày 23/3/2013 với hạn mức 10 triệu đồng.

Khách hàng sau đó phát sinh 2 giao dịch thanh toán vào các ngày 23/4/2013 và 26/7/2013 tại một điểm chấp nhận giao dịch.

Từ ngày 14/9/2013, khoản nợ thẻ nêu trên đã chuyển thành nợ xấu, thời gian quá hạn phát sinh đến thời điểm thông báo là gần 11 năm. Ngay sau đó, ngân hàng đã thực hiện nhiều bước để thu hồi khoản nợ của ông P.H.A.

"Đây là khoản nợ quá hạn đã kéo dài gần 11 năm. Ngân hàng nhiều lần thông báo và làm việc trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, khách vẫn chưa có phương án xử lý nợ", Eximbank thông tin.

Nhà băng này cũng khẳng định thêm, việc phát thông báo nghĩa vụ nợ cho khách hàng là hoạt động nghiệp vụ thông thường trong quá trình xử lý, thu hồi nợ. Tính đến nay, ngân hàng chưa nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ khách hàng.

Cũng theo Eximbank, phương thức tính lãi, phí trong khoản nợ nói trên "hoàn toàn phù hợp" với thỏa thuận giữa Eximbank và khách hàng theo hồ sơ mở thẻ ngày 15/3/2013 có đầy đủ chữ ký khách hàng.

Quy định về phí, lãi được quy định rõ trong biểu phí phát hành, sử dụng thẻ; cũng đã được đăng tải công khai trên website của Eximbank".

"Hiện nay, Eximbank đang tiếp tục làm việc, phối hợp với khách hàng để có phương án hỗ trợ khách hàng xử lý nợ", nhà băng này khẳng định thêm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.