Thứ hai, 20/05/2024

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về thời điểm xảy ra việc rút tiền tại SCB

16/10/2023 1:28 PM (GMT+7)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết tháng 10/2022, có sự kiện xảy ra rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng SCB. Lúc này Ngân hàng Nhà nước phải tập trung ưu tiên, đảm bảo an toàn hệ thống, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ như các ngân hàng trên thế giới.

Căng thẳng thanh khoản khi xảy ra rút tiền hàng loạt tại SCB

Sáng 16/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến năm 2024 và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Nêu ý kiến tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề nghị cân nhắc đến nhận định về một số hạn chế, bất cập trong điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể là ý kiến về việc quá chú trọng đến kiểm soát lạm phát, là nguyên nhân khiến lãi suất cao, đặc biệt cuối năm 2022, đầu năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, việc điều chỉnh tăng trưởng tín dụng chậm, là bất cập.

Theo bà Hồng, ý kiến nêu trên chỉ “nhìn từ từng góc độ riêng lẻ”, còn việc điều hành chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Nhà nước là đứng trên cục diện tổng thể của nền kinh tế, bám sát yêu cầu của Quốc hội.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về thời điểm xảy ra việc rút tiền tại SCB - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Thống đốc nêu rõ, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ yêu cầu phải giảm mặt bằng lãi suất, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong những tháng cuối năm 2022, thế giới tăng lãi suất rất cao, song thời điểm đó xét thấy chúng ta có thể kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu Quốc hội giao nên Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành.

Tuy nhiên, đến tháng 10/2022, có sự kiện xảy ra rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng SCB. Lúc này Ngân hàng Nhà nước phải tập trung ưu tiên, đảm bảo an toàn hệ thống, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ như các ngân hàng trên thế giới.

“Lúc đó các tổ chức tín dụng căng thẳng về thanh khoản. Thời điểm đó Ngân hàng Nhà nước chưa điều chỉnh tín dụng, các ngân hàng phải tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu chi trả cho người dân”, bà Hồng nói.

Cũng theo Thống đốc, vào thời điểm tháng 10/2022, tỷ giá tăng rất cao, có lúc tăng đến 10%. Lúc đó, chỉ có một số giải pháp như can thiệp ngoại tệ, tăng lãi suất, làm hạn chế thanh khoản. “Thời điểm đó Ngân hàng Nhà nước đều phải làm cả ba giải pháp này để ổn định tỷ giá”, bà Hồng cho hay.

"Không thể hy sinh nhiệm vụ nào"

Trước nhận định “lạm phát thấp, lãi suất cao là nghịch lý, thể hiện sự bất cập trong chính sách điều hành, bà Nguyễn THị Hồng cũng mong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc. Bởi theo bà, ý kiến này “chỉ nhìn về góc độ lạm phát và lãi suất” thôi, còn điều hành lãi suất cũng như công cụ điều hành chính sách tiền tệ phải căn cứ vào mục tiêu lạm phát, các dự báo xu hướng lạm phát trên thế giới và trong nước, đồng thời cũng phải yêu cầu ổn định tỷ giá, an toàn hoạt động của hệ thống.

“Những nhiệm vụ này thì không thể hi sinh nhiệm vụ nào cả mà cần có sự hài hoà, linh hoạt trong điều hành. Nếu xu hướng lạm phát bùng lên, thì chính sách tiền tệ cũng phải nghĩ đến việc phòng ngừa, chuẩn bị cho xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ”, bà Hồng cho hay.

Thống đốc Ngân hàng dẫn chứng, vào năm 2021, Mỹ và một số nước đã đánh giá “lạm phát chỉ là tạm thời”. Lúc đó chính sách tiền tệ của họ chưa thắt chặt, nhưng sang năm 2022, lạm phát bùng lên, và các nước phải thắt chặt rất nhanh và mạnh chính sách tiền tệ, tác động đến nền kinh tế toàn cầu.

“FED bao giờ cũng dự báo lạm phát, dự báo tăng trưởng kinh tế để quyết định xem điều chỉnh tăng lãi suất hay chưa điều chỉnh. Chúng ta phải nhìn vào xu hướng phía trước”, nói điều này, bà Hồng dẫn chứng nhận định của cơ quan thẩm tra khi đánh giá, lạm phát có xu hướng đảo ngược, tăng lên từ tháng 7, 8 và 9/2023, lạm phát cơ bản giảm nhưng mà giảm chậm.

“Đây cũng là lưu ý trong việc điều hành chính sách tiền tệ”, bà Hồng cho hay.

Theo Tiền phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Honda Super Cub 110 giá hơn 80 triệu đồng ở Việt Nam

Honda Super Cub 110 giá hơn 80 triệu đồng ở Việt Nam

Một số đơn vị nhập khẩu xe máy tư nhân tại Việt Nam đang chào bán mẫu Honda Super Cub 110 2024 mới nhập khẩu từ Thái Lan với mức giá trên 80 triệu đồng.

Ghé hội chợ OCOP TP.HCM ngắm bonsai dừa, nếm cá trắm kho riềng, nem cua bể

Ghé hội chợ OCOP TP.HCM ngắm bonsai dừa, nếm cá trắm kho riềng, nem cua bể

Không chỉ có đa dạng các mặt hàng từ ăn uống đến chăm sóc sức khỏe, Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP TP.HCM lần 1 năm 2024, còn khiến nhiều người bất ngờ với điều này…

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

TP.HCM sáng sớm nay có mưa lớn, những ngày tới ra sao?

TP.HCM sáng sớm nay có mưa lớn, những ngày tới ra sao?

TP.HCM sáng sớm nay có mưa lớn. Những ngày 20 - 22/5, hầu khắp các quận, huyện và TP.Thủ Đức có mưa với xác suất mưa trên 75%.