Trận chung kết World Cup quyết định tính mạng của đội tuyển Italia

Đăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ hai, ngày 18/06/2018 00:25 AM (GMT+7)
Các cầu thủ Italia tham dự vòng chung kết World Cup 2018 đều ghi nhớ câu nói nổi tiếng của nhà độc tài Mussolini, "Vincere o Morire!" (tạm dịch: thắng hoặc chết!).
Bình luận 0

img

Bức ảnh chụp nhà độc tài Adolf Hitler và Benito Mussolini năm 1938.

Châu Âu trải qua thế kỷ 20 với nền chính trị có nhiều thay đổi. Một trong số đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít 

Bóng đá không nằm ngoài quy luật này, 3 nhà độc tài phát xít, bao gồm Mussolini, Hitler và Franco, biết đến những lợi ích của công cụ tuyên truyền thông qua bóng đá.

Họ muốn cho công chúng trên thế giới thấy được Italia, Đức, Tây Ban Nha khi đó đã thay đổi ra sao.

Tư tưởng phát xít

Italia là quốc gia trải qua giai đoạn công nghiệp hóa muộn, và cũng đến với bóng đá khá muộn. Quốc gia này giành chiến thắng trong Thế chiến 1 nhưng vẫn bất mãn với cách phân chia của cải của đồng minh.

Chính phủ yếu đuối ở Italia khi đó phải đối diện với với nhiều mối đe dọa, dẫn đến sự trỗi dậy nhanh chóng của Mussolini và chủ nghĩa phát xít.

Đối với bóng đá, các cổ động viên giống như cầu thủ thứ 12 trong đội tuyển, và Benito Mussolini đã nhanh chóng nắm rõ điều này. Chính quyền của Mussolini thành lập giải đấu bóng đá quốc nội mang tên Serie A.

Ngay từ khi giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup ra đời, Italia đã đề nghị được đăng cai. Nhưng kỳ World Cup đầu tiên năm 1930 thuộc về nước chủ nhà Uruguay.

img

Đội tuyển Italia năm 1938 gây tranh cãi với bộ quần áo thi đấu màu đen.

Điều này khiến Mussolini tức giận, rút đội tuyển khỏi World Cup. Italia trở lại vào năm 1934 khi là nước chủ nhà World Cup. Đây là cơ hội lớn của Mussolini và nhà độc tài Italia đã làm mọi cách để đội tuyển quốc gia lên ngôi vô địch, bao gồm cả việc ngồi ăn tối với trọng tài bắt chính.

Đến kỳ World Cup thứ 3, Pháp trở thành nước chủ nhà. Mussolini một lần nữa muốn đội tuyển bảo vệ thành công ngôi vô địch. World Cup trở thành cơ hội để Mussolini phô trương tầm ảnh hưởng với thế giới, trong bối cảnh hình bóng của Hitler khi đó đã quá lớn.

Thắng hoặc chết!

Sau khi vượt qua Na Uy nhờ một bàn thắng trong hiệp phụ, Italia tiếp tục loại chủ nhà Pháp ở tứ kết trên sân Stade Colombes chật kín 59.000 khán giả. Đội tuyển Italia khi đó gây tranh cãi khi mặc trang phục toàn một màu đen, màu của đảng phát xít cầm quyền. Đây là chỉ thị trực tiếp từ nhà độc tài Mussolini.

Không rõ có phải do Mussolini tác động hay không, mà trong trận bán kết gặp Brazil, đối thủ lại bất ngờ để ngôi sao chủ lực Leonidas ngồi ngoài. Điều này phần nào giúp Italia chiến thắng trước Brazil với tỷ số 2-1 ở Marseille.

Ở thời điểm đó, Italia chỉ còn cách chức vô địch World Cup đúng một trận đấu cuối cùng. Đó là trận chung kết với đội tuyển Hungary. Ngay trước trận đấu, một bức điện do đích thân nhà độc tài Mussolini gửi đến các tuyển thủ, “Vincere o morire!” (thắng hoặc chết!).

Bức điện này dường như đã khiến các tuyển thủ Italia thi đấu quyết tâm hơn rất nhiều. Hungary tỏ ra hoàn toàn lép vế trước đội tuyển Italia chơi đầy hứng khởi với bộ đôi Ferrari - Meazza, hay còn được gọi là “những nghệ sĩ của chiến thắng”.

img

Italia bảo vệ thành công ngôi vô địch World Cup 1938 ở Pháp.

Mặc dù Pal Titkos của Hungary chỉ cần 120 giây để cân bằng tỷ số sau bàn đầu tiên cho tuyển Italia của Gino Colausi ở phút thứ 6, các hà đương kim vô địch Italia nhanh chóng vươn lên dẫn trước 3-1 trước giờ nghỉ với các bàn thắng của Piola và Colausi.

Gyorgy Sarosi mang về chút hy vọng cho Hungary với bàn thắng ở phút 70, nhưng một pha dứt điểm đẳng cấp của Piola chấm dứt mọi hy vọng của đội bóng Đông Âu.

Chung cuộc Italia đánh bại Hungary với tỉ số 4-2 để trở thành đội tuyển đầu tiên bảo vệ thành công ngôi vô địch World Cup. Sau này, người ta vẫn nhớ đến câu nói nổi tiếng của thủ môn Hungary Antal Szabó: “Tôi để lọt lưới 4 bàn thắng, nhưng ít nhất tôi đã cứu sống các cầu thủ Italia".

Theo các sử gia, với khí thế của Italia ở thời điểm đó, đội tuyển nước này hoàn toàn có thể vô địch World Cup lần thứ 3 liên tiếp vào năm 1942.

Nhưng Thế chiến 2 nổ ra năm 1939 đã khiến giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh bị hoãn loại tới 12 năm, và chỉ bắt đầu bằng kỳ World Cup 1950 ở Brazil.

Về phần mình, Mussolini và liên minh phát xít Italia-Đức-Nhật đã đầu hàng đồng minh năm 1945. Ngày 28.4.1945, khi đang tìm cách chạy trốn quân đồng minh, Mussolini bị phe nổi dậy bắt được và xử tử hình.

______________

Nếu như đánh giá trận đấu World Cup khiến cầu thủ hai đội cảm thấy bất an nhất thì đó là trận bán kết World Cup 1986 giữa Argentina và Anh. Đó là khi hai bên mới trải qua cuộc chiến tranh đầy duyên nợ. Bài dài kỳ tới sẽ khai thác về sự kiện này. 

Trận bóng World Cup khiến hai quốc gia chiến tranh đẫm máu

Trận bóng đá trong khuôn khổ vòng loại World Cup được coi là “giọt nước tràn ly” khiến hai quốc gia Nam Mỹ quyết ăn...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem