Chủ nhật, 02/06/2024

Tại sao nói "Ngàn thu" mà không phải "Ngàn xuân", "Ngàn hạ", "Ngàn đông"?

08/01/2023 1:00 PM (GMT+7)

Nguồn gốc của cách nói "ngàn thu" thú vị và bất ngờ lắm đấy!

Để chỉ sự vĩnh viễn, vĩnh hằng, người ta hay dùng cụm từ "ngàn thu". Từ "ngàn thu" được dùng phổ biến trong cuộc sống thường ngày và trong cả thi ca. Ở tác phẩm Phò giá về kinh, Đức Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: "Thái bình nên gắng sức/Non nước ấy ngàn thu". Ông mong muốn nhân dân sẽ có cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc tồn tại ngàn năm. Đất nước ta sẽ không còn chiến tranh loạn lạc, không còn đói khổ.

Từ "ngàn thu" đã có từ nhiều đời. Nhưng có bao giờ chúng ta thắc mắc: Vì sao lại dùng "ngàn thu" để chỉ sự vĩnh viễn mà không phải là "ngàn xuân", "ngàn đông", "ngàn hạ"? Mùa xuân mở đầu cho một năm mới, tượng trưng cho niềm tin và hy vọng, vậy phải dùng "ngàn xuân" mới hợp lý chứ?

Câu đố Tiếng Việt: Tại sao lại nói là "NGÀN THU" mà không phải "NGÀN ĐÔNG", "NGÀN XUÂN" - Nghe nguồn gốc từ mới bất ngờ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Từ "ngàn thu" ở đây vốn bắt nguồn từ "thiên thu" trong tiếng Hán. ("thiên" có nghĩa là "một ngàn"). Mùa thu tượng trưng cho một năm, mà "thiên thu" chính là "ngàn năm". Vì thế, người ta mới dùng từ "ngàn thu" để chỉ sự lâu dài, vĩnh viễn. Bên cạnh "thiên thu", ta còn thấy từ "ba thu" để chỉ "ba năm". Trong Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du từng viết: "Sầu đong càng lắc càng đầy/Ba thu dọn lại một ngày dài ghê".

Một số ý kiến khác cho rằng, nói "thiên thu" mà không phải "thiên xuân", "thiên đông" hay "thiên hạ" là vì vào mùa thu, lá cây sẽ rụng nhiều. Đó chính là biểu hiện sự tuần hoàn của một năm. Tuy nhiên điều này khó thuyết phục vì mùa nào trong bốn mùa cũng có những nét biểu hiện của sự tuần hoàn: Mùa đông tuyết rơi, mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa hạ có những trận mưa lớn,…

Câu đố Tiếng Việt: Vì sao để chỉ vĩnh viễn lại dùng "NGÀN THU" mà không phải "ngàn xuân", "ngàn đông"? - 99% người dùng không biết nguồn gốc - Ảnh 2.

"Ngàn thu" thường dùng để chỉ sự vĩnh cửu. (Ảnh minh họa)

Theo học giả An Chi thì việc dùng mùa thu để chỉ năm ở đây là do vào thời xưa, ở Trung Quốc, mùa thu là mùa của các hoạt động xã hội nói chung. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp sẽ kết thúc khi đến mùa đông lạnh giá. Điều này được ghi nhận rất rõ trong sách Lịch sử thế giới cổ đại của Chiêm Tế như sau: "Đến mùa dế kêu (mùa thu), đàn ông bận gặt vụ thu, làm sân đập lúa, cắt lúa, nộp một phần thóc cho quý tộc,…".

Còn ở Việt Nam, vụ lúa cuối trong năm cũng là vụ thu. Khi gặt lúa vào mùa thu xong, người nông dân có thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị gieo trồng mùa vụ mới sau khi ăn Tết (mùa xuân). Hẳn vì điều này mà mùa thu đã đi vào thơ ca như khoảng thời gian kết thúc của năm và từ đó trở thành tượng trưng cho một năm.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ẩm thực top 4 thế giới gọi tên TP.HCM và phở

Ẩm thực top 4 thế giới gọi tên TP.HCM và phở

Phở Sài Gòn là món ăn được Time Out khuyến nghị nhất định phải thử khi đến TP.HCM. Bảng xếp hạng 20 thành phố với ẩm thực tốt nhất thế giới đưa TP.HCM vào top 4.

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc Bích Động

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc Bích Động

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả.

Ấn tượng những chuyến tàu huyền thoại tại Lễ hội Sông nước TP.HCM

Ấn tượng những chuyến tàu huyền thoại tại Lễ hội Sông nước TP.HCM

Những chuyến tàu huyền thoại đã từng đến và đi trên sông Sài Gòn được tái hiện một cách sinh động và nhiều cảm xúc với những đại cảnh hoành tráng, khiến khán giả vỡ oà.

Lịch trình chi tiết Lễ hội Sông nước với hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lịch trình chi tiết Lễ hội Sông nước với hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội Sông nước TP.HCM năm 2024 gồm đến 17 hoạt động tổ chức liên tục 10 ngày ở khu vực Bến Bạch Đằng, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, Bến Bình Đông, Bến Ngôi Sao Việt…

Lễ hội Sông nước: Bầu trời thành phố thêm lung linh với những màn pháo hoa rực rỡ trên sông Sài Gòn

Lễ hội Sông nước: Bầu trời thành phố thêm lung linh với những màn pháo hoa rực rỡ trên sông Sài Gòn

TP.HCM bắn pháo hoa tối nay tại đêm khai mạc Lễ hội Sông nước lúc 21h30. Điểm đặc biệt là có đến 3 điểm bắn trên sông Sài Gòn, xoay quanh khu vực Bến Bạch Đằng.

Lĩnh vực nắm nhiều lợi thế nhưng lắm bộn bề ở TP.HCM

Lĩnh vực nắm nhiều lợi thế nhưng lắm bộn bề ở TP.HCM

Là một trong những địa phương đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp và mang lại hiệu quả tích cực, TP.HCM vẫn tồn tại các vấn đề cần giải quyết.