• Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên thừa nhận dư luận đang rất quan tâm tới giá điện và việc tăng giá điện 8,36% bởi đây là vấn đề bức xúc. Song năm 2018, Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán báo cáo tài chính của EVN  nên chưa đủ căn cứ để nhận định về cơ sở tính giá điện hiện tại.
  • Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nguyên nhân hoá đơn tiền điện tăng “sốc” trong tháng 3/2019 gồm: điều chỉnh giá điện tăng, số ngày ghi công tơ trong tháng 4 nhiều hơn tháng 3 nhiều hơn 3 ngày, nhu cầu sử dụng điện tăng cao do nắng nóng bất thường. Còn kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy, cách tính và thu tiền điện của EVN chưa phát hiện ra sai phạm.
  • “Có một việc đáng so sánh là ở một số nước do nắng nóng họ quyết định giảm giá điện cho người dân đỡ khó khăn sao chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện các bên được lợi, nhưng thực tế với người dùng lợi đâu chả thấy mà răng chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nói về việc tăng giá điện 8,36%.
  • “Tôi nghĩ với điều kiện sinh sống người dân hiện nay, với thu nhập bình quân đầu người 2.590 USD, cùng những tiện ích như máy giặt, tivi, là ủi… đều là những thứ cần thiết với nhu cầu người dân, nên thay đổi cách tính bậc thang giá điện hiện nay, chỉ nên để 4 bậc. Ta nên ghép bậc 1 và 2 thành 1 bậc và áp dụng giá điện của bậc 1. Như thế người dân không bị thiệt hại gì”, ĐBQH Trần Hoàng Ngân đề xuất.
  • Về việc lựa chọn thời điểm tăng giá điện 8,36%, Bộ Công thương lý giải là theo đề xuất của liên Bộ và Tổng cục Thống kê. Theo quy luật, chỉ số CPI thường tăng cao vào tháng 2 (dịp nghỉ Tết âm lịch) và sẽ giảm mạnh trong tháng 3, nên sẽ không tác động nhiều đến chỉ số CPI bình quân cả năm và kiềm chế được lạm phát kỳ vọng.
  • Trong khi lãnh đạo EVN khẳng định biểu giá điện 6 bậc là đúng theo thông lệ quốc tế nhưng nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng biểu giá nay là chưa phù hợp, thiệt hại cho người dân.
  • Trước vấn đề nóng, tình trạng hóa đơn tiền điện trong tháng 4.2019 của khách hàng tăng cao, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải thích nguyên nhân khiến giá điện tăng vọt và khẳng định 6 bậc thang là phù hợp. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng 6 bậc thang giá điện là chưa hợp lý, chỉ có lợi cho ngành điện chứ không có lợi cho người dân.
  • Giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 vừa được điều chỉnh tăng 8,36%, tương đương 1.864,44 đồng/kW giờ (chưa bao gồm thuế VAT), tăng giá nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn lỗ.
  • Giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng từ ngày 20.3 với mức tăng 8,36%. Theo đó, giá điện dự kiến tăng từ 1.720 đồng lên khoảng 1.850 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Giá điện tăng, cộng hưởng mức tăng của giá xăng dầu và sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi, dự kiến sẽ tạo gánh nặng chi phí trên vai doanh nghiệp và người dân.
  • Chiều hôm nay (20.3), Bộ Công Thương chính thức công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 được điều chỉnh với mức giá mới là 1.864,44 đồng/kWh, tăng 8,36% so với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh).