Thứ sáu, 17/05/2024

Samsung, LG thấy "khó thở" tại Trung Quốc

23/09/2023 1:00 PM (GMT+7)

Các điều kiện thị trường ngày càng thắt chặt tại Trung Quốc và chính sách khuyến khích sản xuất nội địa của thị trường tỷ dân này đã khiến Samsung và LG bị ngột ngạt hơn trước đây.

Lý do khiến Samsung, LG thấy "khó thở" tại Trung Quốc - Ảnh 1.

TV màn hình OLED 4K của LG. Ảnh: LG

Mới đây, Trung Quốc ban hành lệnh cấm tất cả iPhone và sản phẩm công nghệ mang thương hiệu nước ngoài khác được sử dụng trong các văn phòng chính phủ. Mục đích là thúc đẩy khả năng tự cung cấp và giảm phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Sau khi áp dụng lệnh này, Chính phủ Trung Quốc sẽ mở rộng phạm vi đến các doanh nghiệp nhà nước và tổ chức chính phủ.

Theo Kim Dong-won, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán KB Securities thuộc tập đoàn tài chính KB (Hàn Quốc), khi lệnh cấm được áp dụng cho các DN nhà nước, nó có thể làm doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm 4%, tương đương 2 triệu điện thoại.

Các chuyên gia cho rằng vị thế vững chắc của ông lớn Apple tại Trung Quốc có thể bị yếu đi. Bên cạnh đó, tập đoàn Samsung và LG (cụ thể là Samsung Electronics, LG Display và LG Innotek) cũng bị ảnh hưởng theo vì bộ đôi công nghệ này là nhà cung cấp linh kiện lớn cho Apple.

Truyền thông quốc tế đưa tin về lệnh cấm trên vào ngày 6/9/2023 và cổ phiếu của LG Innotek giảm đến 6,13% ngày 7/9. Được biết khoảng 75% tổng doanh thu của LG Innotek đến từ các hợp đồng cung cấp cho "Táo khuyết", chủ yếu là màn hình điện thoại.

Cũng ngày 7/9, cổ phiếu của Apple Inc. giảm gần 3% khiến "Táo khuyết" mất gần 200 tỷ USD giá trị thị trường chỉ trong 2 ngày.

Wamsi Mohan, chuyên gia phân tích tại ngân hàng Bank of America của Mỹ nhấn mạnh rằng "thời điểm đưa ra lệnh cấm này rất đáng chú ý" vì Huawei của Trung Quốc vừa ra mắt thế hệ smartphone 5G trước đó.

Lý do khiến Samsung, LG thấy "khó thở" tại Trung Quốc - Ảnh 2.

Công nghệ điện tử ô tô của Samsung được giới thiệu tại gian hàng Samsung tại triển lãm quốc tế IAA Mobility 2023 ở Munich – Đức ngày 4/9/2023. Ảnh: Samsung Electronics

Apple đang là một trong 5 khách hàng lớn nhất của Samsung Electronics, theo báo cáo kinh doanh mới nhất được công ty công bố trong tháng 8/2023. Báo cáo cho biết Samsung Display (công ty con của Samsung Electronics), là nhà cung cấp board mạch chủ chính trên thế giới và khoảng 21% doanh thu của Samsung Display đến từ Apple. 

Samsung Electronics cũng bán nhiều loại chip bán dẫn và bộ nhớ DRAM cho Apple nhưng không tiết lộ tỷ lệ cung cấp cho Apple.

Báo cáo cũng cho thấy Samsung Electronics đang rút dần khỏi thị trường Trung Quốc, với số công ty con và nhân viên người Hàn Quốc ở Trung Quốc đã giảm. Tổng số người ở vị trí lãnh đạo và nhân viên không phải người Trung Quốc của Samsung ở đó giảm từ 599 năm 2020 xuống 527 vào năm 2021, và tiếp tục xuống đến 477 vào năm 2022.

Theo chiều ngược lại, tổng số người Hàn Quốc của Samsung Electronics ở Đông Nam Á (gồm Việt Nam), Tây Nam Á và Nhật tăng từ 3.590 năm 2020 lên 4.305 năm 2021 và 4.583 vào năm 2022.

Tháng 12/2022, Samsung Electronics khai trương trung tâm R&D mới trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội, khẳng định Việt Nam không những là đại bản doanh sản xuất của Samsung toàn cầu mà còn là nơi phục vụ nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và công nghệ mới của Samsung.

Theo Samsung, trung tâm R&D này sẽ tuyển dụng tổng cộng 3.000 kỹ sư.

Lý do khiến Samsung, LG thấy "khó thở" tại Trung Quốc - Ảnh 3.

Trung tâm R&D mới của Samsung tại Hà Nội.

Ông Roh Tae Moon, CEO của Samsung Electronics, cho biết trung tâm này sẽ trở thành cái nôi nuôi dưỡng những nhân tài công nghệ thông tin số một Việt Nam và sáng tạo ra những công nghệ hàng đầu, đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ của Việt Nam.

Về doanh số bán hàng của Samsung Electronics tại Trung Quốc, sau khi tăng từ 37,8 ngàn tỉ won (28,7 tỉ USD) năm 2020 lên 45,6 ngàn tỉ won (34,7 tỉ USD) vào năm 2021, kết quả giảm mạnh xuống còn 35,6 ngàn tỉ won (27 tỉ USD) vào năm 2022, theo báo cáo tháng 8 của Samsung Electronics.

Theo Viện CXO Toàn cầu, một tổ chức phân tích doanh nghiệp thế giới, Samsung Electronics có 87 công ty con tại Trung Quốc năm 2018 nhưng năm 2023 chỉ còn 65, đã giảm 22 công ty con trong 5 năm.

Ngày 17/9/2023, báo Yomiuri Shimbun của Nhật cho biết Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh "bằng lời nói" (không bằng văn bản) cho các công ty sản xuất xe điện Trung Quốc phải giảm tỷ lệ sử dụng linh kiện điện tử nhập khẩu, bao gồm chip bán dẫn. Theo báo này, một cựu bộ trưởng công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc kêu gọi cần phải đặt ra mục tiêu cho tỷ lệ linh kiện sản xuất trong nước được sử dụng trong xe điện, đồng thời các doanh nghiệp Trung Quốc có thể bị phạt nếu không đáp ứng được tỷ lệ đó.

Trong khi đó, cả Samsung lẫn LG đều đang đầu tư lớn vào ngành xe điện vì xác định lĩnh vực này là động lực tăng trưởng tương lai cho họ.  Báo chí Hàn Quốc cho biết Samsung Electronics đã đổ nhiều ngàn tỷ won mỗi năm vào lĩnh vực chip bán dẫn (rất cần cho xe điện). Tháng 8/2023, Samsung Electronics bắt tay hợp tác với công ty sản xuất chip ô tô SemiDrive của Trung Quốc; nhưng tháng 9 thì đụng phải lệnh không bằng văn bản trên.

Chưa hết, bản quyền cũng là vấn đề đau đầu cho các đại gia Hàn Quốc.

Hiện nay, Samsung Display đang theo đuổi vụ kiện (đã nộp hồ sơ kiện lên một tòa án ở bang Texas, Mỹ) với lý do Công ty TNHH Tập đoàn Công nghệ Kinh Đông Phương (BOE) của Trung Quốc đã vi phạm bằng sáng chế màn hình OLED của Samsung Display dùng cho điện thoại thông minh.

Samsung Display cáo buộc BOE đã chiếm đoạt 5 bằng sáng chế màn hình OLED do công ty phát triển cho điện thoại iPhone 12. Đây là vụ kiện bằng sáng chế đầu tiên từ Samsung chống lại BOE dù đại gia công nghệ Hàn Quốc cho rằng BOE trước đây đã sử dụng nhiều cách khác nhau để đánh cắp công nghệ của Samsung.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.