Thứ năm, 02/05/2024

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản

31/07/2023 12:01 PM (GMT+7)

Theo con số Ricons đưa ra trong báo cáo tài chính quý 2/2023, Ricons có khoản nợ phải thu của Coteccons là hơn 322,5 tỷ đồng. Ricons nói đã cân nhắc phương án tối ưu nhất để thu hồi công nợ và đến ngày 4/7, Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu của Ricons.

Coteccons nợ Ricons hơn 322,5 tỷ đồng

Trong công bố được Ricons đưa ra, doanh nghiệp này cho rằng những ngày vừa qua, mạng xã hội đã có nhiều thông tin sai lệch liên quan đến việc Ricons nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons, gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của Ricons và làm tăng thêm sự căng thẳng không cần thiết giữa các bên.

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản - Ảnh 1.

Theo con số Ricons đưa ra trong báo cáo tài chính quý 2/2023, Ricons có khoản nợ phải thu của Coteccons là hơn 322,5 tỷ đồng. Ảnh: Ricons

Nhưng Ricons nhấn mạnh đến ngày 4/7, Tòa án đã thụ lý đơn của Ricons yêu cầu mở thủ tục phá sản với Coteccons. Doanh nghiệp này cho rằng việc nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với Coteccons là kết quả của khoản công nợ quá hạn, đã được Coteccons thừa nhận nhưng kéo dài nhiều năm không thanh toán.

Ricons còn nói đã cân nhắc phương án tối ưu nhất để thu hồi công nợ và đã chủ động gửi nhiều công văn đến Coteccons đề xuất phương án giải quyết. Trong quá trình đó cũng đã thông báo và cập nhật cho Coteccons về việc đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, với mong muốn giải quyết trước khi Tòa án thụ lý đơn, nhằm tránh hậu quả bất lợi có thể xảy ra. Nhưng đã không nhận được phản hồi thiện chí từ Coteccons.

"Việc Ricons yêu cầu thanh toán công nợ và nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật trong suốt một thời gian dài.

Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, hành động pháp lý nêu trên không nhằm mục đích nào khác, là để thu hồi khoản công nợ quá hạn đã lâu, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty và cổ đông, đảm bảo dòng tiền thanh toán cho các đối tác nhà thầu phụ, nhà cung cấp đã đồng hành cùng Ricons trong tình hình thị trường khó khăn như hiện tại", Ricons khẳng định.

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản - Ảnh 2.

Ricons đang có khoản thu ngắn hạn của khách hàng lên đến hơn 3.371 tỷ đồng, trong đó khoản nợ phải thu của Coteccons là hơn 322 tỷ đồng. Nguồn: BCTC quý 2 của Ricons

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 vừa được Ricons công bố, Ricons có khoản nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng lên đến hơn 3.371 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu của Coteccons là hơn 322,5 tỷ đồng. Ngoài Coteccons, Gamuda Land (HCMC) đang nợ Ricons phải thu là hơn 647 tỷ đồng; các khách hàng khác là 2.401 tỷ đồng…

Tuy nhiên, tại BCTC kiểm toán 2022 của Ricons không nêu chi tiết số nợ phải thu với Coteccons. Nội dung về Nợ khó đòi được thuyết minh đến cuối 2022 có số dư cuối năm là 19,6 tỷ đồng.

Báo cáo tại chính 6 tháng đầu năm 2023 cũng cho biết Ricons đạt doanh thu thuần 3.821 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022. Tuy nhiên, lãi ròng tăng 41%, đạt 68 tỷ đồng, nhờ vào lãi từ hoạt động tài chính và công ty liên doanh liên kết.

Sức khỏe của Coteccons hiện tại ra sao?

Trong khi đó, Coteccons cũng đã công bố tình hình kinh doanh nửa đầu năm 2023 nhưng không công bố các khoản nợ với Ricons, dù đã thừa nhận hai bên có phát sinh công nợ trong quá trình hoạt động từ trước năm 2019.

Riêng trong báo cáo tài chính quý 1, Coteccons cho biết đến 31/3, doanh nghiệp có số dư phải trả người bán ngắn hạn với Ricons là 323 tỷ đồng.

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản - Ảnh 3.

Coteccons không công bố số nợ Ricons trong báo cáo tài chính nửa đầu năm 2023, dù đã thừa nhận hai bên có phát sinh công nợ trong quá trình hoạt động từ trước năm 2019. Ảnh: Coteccons

Báo cáo tài chính năm 2022, Coteccons cũng thể hiện số dư phải trả với Ricons đến cuối năm 2022 là 321 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2023, Cotecconscó doanh thu thuần đạt gần 6.749 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ và lãi ròng cũng gấp 10 lần cùng kỳ 2022, đạt hơn 52 tỷ đồng.

Tuần trước, Coteccons công bố thông tin bất thường về việc đã nhận được Thông báo của TAND TP.HCM, về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Ricons.

Theo Coteccons, Ricons và Coteccons có tranh chấp hợp đồng kinh tế, liên quan đến các giao dịch, bao gồm các khoản phải thu và khỏan phải trả (công nợ).

Nguyên nhân phía Conteccons đưa ra là công nợ phát sinh từ giai đoạn trước năm 2019, hai doanh nghiệp cùng chịu sự điều hành và được xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.

Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án.

Tương tự, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons, với vai trò là nhà thầu phụ, cũng chưa được quyết toán xong.

Ricons công khai số nợ của Coteccons, nói lý do vì sao yêu cầu Coteccons mở thủ tục phá sản - Ảnh 5.

Đến ngày 4/7, Tòa án đã thụ lý đơn của Ricons yêu cầu mở thủ tục phá sản với Coteccons. Ricons từng là doanh nghiệp trong "hệ sinh thái Coteccons", thành lập năm 2004. Ảnh: Ricons

Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong, do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.

Coteccons đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản, nhưng Ricons ko cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu.

Coteccons khẳng định khi các bên liên quan đã thực hiện giao dịch phát sinh công nợ thì phải trả, nhưng phải tuân thủ đúng quy định của các Hợp đồng đã ký và đúng quy định của Pháp luật.

Doanh nghiệp xây dựng đầu đàn này cũng khẳng định đang có lượng tiền mặt có thể sử dụng lên tới gần 4.000 tỷ đồng. 

Ricons từng là doanh nghiệp trong "hệ sinh thái Coteccons", thành lập năm 2004, khi ông Nguyễn Bá Dương còn là Chủ tịch Coteccons. Khi ông Nguyễn Bá Dương từ nhiệm chức Chủ tịch Coteccons, Ricons cũng tuyên bố độc lập, xây dựng hệ sinh thái riêng.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 của Coteccons, công ty này vẫn đang sở hữu 14,3% cổ phần của Ricons.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Nước cạn đáy, 200 tấn cá chết trắng hồ Sông Mây

Nước cạn đáy, 200 tấn cá chết trắng hồ Sông Mây

Khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng hồ Sông Mây (tỉnh Đồng Nai) do nắng nóng kéo dài cùng với việc cải tạo hồ, khiến lòng hồ cạn trơ đáy. Cá chết bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.