Quân trung quốc xâm lược

  • Trong số những cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ về dự lễ khánh thành nhà bia Keng Riềng (Quảng Hòa, Cao Bằng), có nhân vật rất đặc biệt. Năm 1979, người cựu chiến binh này đã sống sót trong tình huống rất hy hữu khi quân Trung Quốc dùng hỏa lực tấn công vào hang Keng Riềng, sát hại 26 người.
  • Hàng trăm cựu chiến binh của Trung đoàn 567 - đơn vị đã chiến đấu anh dũng cầm chân quân Trung Quốc 12 ngày đêm ở đèo Khau Chỉa, Quảng Hòa, Cao Bằng cách đây 42 năm đã hội ngộ tại hang Keng Riềng (còn gọi hang Ngườm Hẩu, Quảng Hòa). Nơi đây là chứng tích về vụ thảm sát của quân xâm lược Trung Quốc.
  • Một ngày đầu tháng 3/2021, khi trời chạng vạng tối, nhìn ánh sáng từ điện năng lượng mặt trời phát ra nơi nhà tưởng niệm đang được gấp rút hoàn tất, cựu chiến binh Hồ Tuấn nghẹn ngào: Đài hương ở hang Keng Riềng – nơi ký ức đau thương về vụ thảm sát của quân Trung Quốc cách đây 42 năm, nay đã có ánh sáng.
  • Năm trước (2019), nhân dịp 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở phía Bắc, Báo Dân Việt đã kể về câu chuyện cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa người cựu chiến binh năm 1979 Hồ Tuấn với những cựu binh Trung Quốc. Sau đó, ông Hồ Tuấn và đồng đội còn có thêm 2 cuộc gặp các cựu binh Trung Quốc khác khi họ sang thăm Cao Bằng.
  • “Nói tới cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở phía Bắc, nhiều người chỉ biết đến cuộc xâm lược của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 17/2/1979 cho đến 18/3/1979 (quân Trung Quốc rút về nước). Còn cuộc xâm lược lần thứ hai từ năm 1984, kết thúc năm 1989, diễn ra ở Vị Xuyên (Hà Giang) rất ít được nói tới và rất nhiều người không biết. Cuốn “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” đã nói rõ về sự kiện lịch sử này”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy chia sẻ với PV Dân Việt.
  • Cầu Bản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng) bắc qua dòng suối trong xanh chảy từ xã Đại Tiến ra sông Bằng. Tháng hai là mùa ít nước, lòng suối lộ rõ những phiến đá lởm chởm. Bên kia cầu là xóm Bản Sẩy đang thay đổi từng ngày, hối hả theo nhịp đô thị hóa. Ít ai biết rằng, 40 năm trước nơi đây diễn ra trận đánh oanh liệt tiêu diệt đoàn xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc.
  •  “Bước vào cửa, vừa nhìn thấy bà Mùi, tôi đã rơi nước mắt. Tôi gọi mẹ ơi rồi chạy tới ôm bà. Người phụ nữ này không phải mẹ đẻ, không phải mẹ chồng, đây là người mẹ cơ duyên của tôi. Bà là cô bộ đội đã ôm tôi chạy giặc và được nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường ghi lại tháng 2.1979. Sau 37 năm chúng tôi mới gặp nhau”, chị Hoàng Thị Hiền kể với PV Dân Việt.