Thứ ba, 21/05/2024

Quản chặt việc cấp chứng nhận vùng rau VietGAP

26/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Những năm qua, việc quản lý, cấp giấy chứng nhận VietGAP cho các vùng trồng trọt (chủ yếu là rau, củ, quả) được ngành nông nghiệp Hà Nội đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Đến nay, chưa ghi nhận cơ sở nào vi phạm, bị thu hồi giấy chứng nhận này.

Quản chặt việc cấp chứng nhận vùng rau VietGAP - Ảnh 1.

Canh tác rau VietGAP tại huyện Đông Anh. Ảnh: Lâm Nguyễn

Không dễ để được cấp giấy chứng nhận

Xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) được xem là vựa rau lớn nhất nhì của Hà Nội. Riêng vùng rau do Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Đức quản lý sản xuất đã có diện tích gần 240ha. Mặc dù vậy, diện tích được cơ quan chuyên môn Sở NN&PTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận VietGAP chỉ khoảng 37ha (chiếm gần 15,5% tổng diện tích canh tác của hợp tác xã).

Tương tự tại Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ (huyện Hoài Đức), dù tổng diện tích canh tác rau các loại nơi đây lên tới hơn 200ha nhưng phần diện tích được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP mới đạt hơn 30ha. Khoảng 500 nông hộ của vựa rau đang cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn sản phẩm, chủ yếu là rau cải, rau dền, rau muống, rau mồng tơi...

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP hiện có hơn 13.000ha sản xuất rau, củ, quả các loại. Mặc dù vậy, hiện mới chỉ có gần 200ha (chiếm hơn 1,5% tổng diện tích canh tác rau, củ, quả toàn TP) được cấp giấy chứng nhận VietGAP; tập trung tại các vựa rau lớn của Hà Nội thuộc các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức… Điều này phần nào cho thấy mức độ khắt khe trong việc cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Đức Nguyễn Văn Minh cho biết, để được cấp giấy chứng nhận VietGAP, đơn vị phải bảo đảm các quy định sản xuất hết sức nghiêm ngặt theo TCVN 11892-1:2017: Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt do Bộ KH&CN công bố. Cán bộ thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội cũng thường niên kiểm tra việc chấp hành, chỉ cần chưa thực hiện đúng một công đoạn là ngay lập tức bị “tuýt còi”.

Nâng cao năng lực sản xuất

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, các chủ thể tham gia mô hình VietGAP đều được tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất bảo đảm các quy định của TCVN 11892:1-2017. Đặc biệt là trong các công đoạn bón phân, tưới tiêu, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch sản phẩm trồng trọt và ghi chép nhật ký sản xuất hàng ngày.

Bên cạnh việc tổ chức đánh giá nghiêm ngặt trước khi cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Giám đốc Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội Bùi Thanh Hương cho biết, giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt có hiệu lực 3 năm.

Tuy nhiên hàng năm, đơn vị đều cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở để giám sát. Từ đó chỉ ra các điểm không phù hợp, yêu cầu cơ sở khắc phục. Nếu không đáp ứng được thì sẽ bị tạm ngừng hoặc đình chỉ, hủy bỏ giấy chứng nhận VietGAP.

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, song hành với nâng cao nhận thức của chủ thể sản xuất - kinh doanh. Từ đầu năm 2022 đến nay, riêng Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức 55 lớp kiến thức an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến và 25 lớp tập huấn VietGAP trồng trọt. Nhờ đó những năm qua, trên địa bàn TP chưa ghi nhận trường hợp cơ sở rau VietGAP nào bị thu hồi giấy chứng nhận do không bảo đảm các quy định của TCVN 11892-1:2017.

Chất lượng sản phẩm tại những vùng rau trên địa bàn TP cũng đang từng bước được cải thiện. Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội Lê Xuân Trường cho biết, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được người nông dân áp dụng như che phủ nilon, ứng dụng nhà màng - nhà lưới; đặc biệt là sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học - thảo mộc… Chính vì vậy, chất lượng rau nói chung luôn bảo đảm.

Thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, quản lý chất lượng vùng rau. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất - tiêu thụ, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm, vừa kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, DN, chủ thể trong quản lý, phát triển chuỗi giá trị rau an toàn, VietGAP gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tăng cao

Giá thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tăng cao

Trong 1-2 tuần gần đây, giá thực phẩm, rau củ quả tại chợ truyền thống ở TP.HCM tăng cao, làm cho người lao động gặp khó khăn và giảm chi tiêu. Nguyên nhân giá thực phẩm tăng do nguồn cung giảm sút.

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Tung ra thiết kế áo thun theo thời sự

Tung ra thiết kế áo thun theo thời sự

“Tôi thấy màu sắc trang phục của ông Minh Tuệ mặc rất hài hòa, đẹp, và tôi thiết kế theo, ai ngờ được cư dân mạng hưởng ứng mạnh, hàng trăm áo thun được đặt hàng”, anh Nguyễn Ân, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM thổ lộ.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".