Phiên trù bị Đại hội Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang khóa X: Nhiều nông dân chia sẻ bí quyết để trở thành tỷ phú

Huỳnh Xây Thứ ba, ngày 15/08/2023 17:58 PM (GMT+7)
Chiều 15/8, phiên trù bị Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang lần thứ X (nhiệm kỳ 2023 - 2028) đã biểu quyết, thống nhất nhiều nội dung quan trọng, chuẩn bị cho phiên Đại hội chính thức diễn ra vào ngày mai 16/8.
Bình luận 0

Tham dự phiên trù bị Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang lần thứ X (nhiệm kỳ 2023 - 2028) có ông Lê Ngọc Thắng - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phích – Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang cùng 297 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 186 nghìn cán bộ, hội viên, nông dân toàn tỉnh Kiên Giang.

Phiên trù bị Đại hội Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang khóa X: Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được quan tâm - Ảnh 1.

Đoàn Chủ tịch Đại hội Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang khoá X, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ảnh: Huỳnh Xây

Phiên trù bị Đại hội Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang khóa X: Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được quan tâm - Ảnh 2.

Đại biểu tham dự phiên trù bị. Ảnh: Huỳnh Xây

Tại phiên trù bị, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đã bầu Đoàn Chủ tịch gồm 7 đồng chí, ban thư ký 3 đồng chí, ban thẩm tra tư cách đại biểu 3 đồng chí, báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua quy chế đại hội, chương trình đại hội phiên chính thức, quán triệt một số nội dung cần thiết trong đại hội chính thức diễn ra vào ngày mai 16/8. 

Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2018 – 2023

Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018 – 2023 của Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, trong nhiệm kỳ kết nạp được 70.000 hội viên mới, đạt 100% Nghị quyết, nâng tổng số hội viên hiện có trên địa bàn lên 186.296 hội viên.

Phiên trù bị Đại hội Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang khóa X: Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được quan tâm - Ảnh 3.

Tại phiên trù bị, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đã quán triệt một số nội dung cần thiết trong đại hội chính thức diễn ra vào ngày mai 16/8. Ảnh: Huỳnh Xây

Thời gian qua, chất lượng hội viên từng bước được nâng lên, thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm với tổ chức hội và cộng đồng. Công tác quản lý hội viên được các cấp hội chú trọng, thực hiện chặt chẽ hơn, một số nơi đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hội viên. Việc nâng cao chất lượng cơ sở hội được quan tâm, tập trung triển khai nhiều giải pháp thực hiện, qua đó chất lượng chi hội, tổ hội tiếp tục nâng lên.

Trong nhiệm kỳ, các cấp hội đã thành lập mới 208 chi hội nghề nghiệp với 4.445 hội viên (đạt 149% nghị quyết), 271 tổ hội nghề nghiệp (đạt 127,8% nghị quyết), nâng tổng số tổ hội nghề nghiệp lên 469 tổ hội, với 4.422 hội viên.

Về phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, các cấp hội trong tỉnh Kiên Giang đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào, từ đó đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Qua bình xét, có 350.383 lượt hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, tăng 24,7% so nhiệm kỳ trước. Trong đó, cấp Trung ương 1.016 hộ, cấp tỉnh 14.908 hộ, cấp huyện 51.756 hộ và cấp cơ sở 282.703 hộ. Bình quân, mỗi năm có 70.076 hộ đạt nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, đạt 100% nghị quyết, số hộ đạt danh hiệu ở từng cấp tăng dần qua từng năm, chất lượng hộ  sản xuất kinh doanh giỏi được nâng lên và bền vững hơn.

Từ phong trào nói trên, đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều hộ nông dân giỏi có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn, vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, mức thu nhập cao.

Cụ thể, mô hình dịch vụ, trồng lúa của ông Nguyễn Thanh Hồng xã Mỹ Phước (huyện Hòn Đất) với doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên (hoặc thời vụ), mô hình sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, trồng cây chanh, nuôi cá của ông Ngô Thọ Hòa xã Vĩnh Điều (huyện Giang Thành) với tổng doanh thu 1,2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 50 lao động.

Mô hình làm mắm cá của ông Trương Văn Dô ở xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng với tổng doanh thu 700 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 30 lao động, mô hình nuôi tôm - cua – lúa của ông Bùi Hải Nhìn xã Vân Khánh Đông - An Minh với doanh thu 450 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 7 lao động,…Các mô hình trên đã giúp đỡ trênb 2.100 hộ nông dân thoát nghèo (vượt 118% nghị quyết). 

Đến cuối nhiệm kỳ, có 214 mô hình sản xuất kinh doanh giỏi của nông dân được được công nhận mô hình "Dân vận khéo" các cấp.

Về hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân, các cấp hội đã hướng dẫn xây dựng thành công 138 mô hình điểm ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng 25 mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGap, hữu cơ, an toàn sinh học trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản với tổng kinh phí hỗ trợ 2,5 tỷ đồng.

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đến nay đạt 50,4 tỷ đồng, tăng 19,1 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ, đạt 100% nghị quyết, có 9/15 huyện, thành phố xây dựng nguồn quỹ đạt 1 tỷ đồng trở lên.

Từ nguồn vốn trên đã hỗ trợ cho 4.529 lượt hộ vay vốn thông qua 672 mô hình, dự án, qua đó đã tuyên truyền, vận động nông dân liên kết, hợp tác, xây dựng 42 dự án hợp tác xã, 50 dự án tổ hợp tác, 23 dự án chi hội nghề nghiệp, 21 dự án tổ hội nghề nghiệp. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở NNPTNT thực hiện hỗ trợ 112 hội viên vay thực hiện 11 mô hình nuôi cá lồng bè, số tiền 5,1 tỷ đồng.

Về hỗ trợ nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể, các cấp hội đã vận động thành lập 366 tổ hợp tác, 82 hợp tác xã đạt 109% nghị quyết, so với đầu nhiệm kỳ các mô hình kinh tế tập thể tăng 30%, số lượng thành viên tăng 19%.

Nhiều đại biểu quan tâm đến phong trào hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Trong nhiệm kỳ 2023 – 2028, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang xác định phương hướng chung là "Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, khơi dậy khát vọng và phát huy vai trò chủ thể của nông dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Kiên Giang giàu đẹp, văn minh".

Phiên trù bị Đại hội Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang khóa X: Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được quan tâm - Ảnh 4.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu của nông dân tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Huỳnh Xây

Hội Nông dân đưa ra 16 chỉ tiêu để phấn đấu thực hiện, trong đó có việc phát triển 60.000 hội viên mới, đạt 85% so với hộ nông nghiệp và 60% so với đối tượng; hàng năm có 90% Hội Nông dân cấp huyện và 90% Hội cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; mỗi cơ sở Hội có quỹ hoạt động hàng năm từ 30 triệu đồng trở lên; 100% chi hội có quỹ hoạt động.

Phấn đấu trong nhiệm kỳ vận động thành lập 1 liên hiệp hợp tác xã, 45 hợp tác xã và xây dựng 140 chi hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả; tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp hàng năm từ 10% trở lên. 

Hàng năm đăng ký danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đạt 60% so với hộ nông nghiệp, bình xét hộ đạt nông dân, sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đạt 50% so với hộ đăng ký. Phấn đấu trong nhiệm kỳ vận động xây dựng 75 căn nhà "Mái ấm nông dân", phối hợp giúp cho 1.000 hộ hội viên thoát nghèo.

Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang sẽ phấn đấu thực hiện đột phá trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng kiến thức cơ bản cho cán bộ, hội viên nông dân về nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, chuyển đổi số, kinh tế số, quản lý kinh tế nông nghiệp và sử dụng nền tảng thương mại điện tử.

Xây dựng, nhân rộng mô hình hợp tác sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường. Trọng tâm là các mô hình trong lĩnh vực kinh tế biển, trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, mô hình dịch vụ, du lịch sinh thái nông thôn; mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Các cấp hội trong tỉnh tăng cường tuyên truyền để hội viên, nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới gắn vận động nông dân góp tiền, ngày công lao động, tham gia xây dựng và duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn. 

Tập trung các nguồn lực, nguồn vốn để hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất, nhất là các mô hình mới, mô hình có ứng dụng nhiều các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mạnh dạn đề xuất cấp uỷ, chính quyền giao cho hội trực tiếp phụ trách những công trình, phần việc cụ thể trong xây dựng nông thôn mới....

Phát biểu đóng góp tại phiên trù bị, rất nhiều nhiều đại biểu quan tâm đến phong trào hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, cho rằng Kiên Giang cần phát huy hơn nữa phong trào này bằng nhiều hình thức, mang đạm nét riêng của Hội Nông dân.

Phiên trù bị Đại hội Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang khóa X: Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được quan tâm - Ảnh 5.

Đại biểu Đỗ Thanh Sơn - đơn vị Hội Nông dân huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang đóng góp ý kiến tại phiên trù bị. Ảnh: Huỳnh Xây

Đại biểu Đỗ Thanh Sơn - đơn vị Hội Nông dân huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang cho rằng, việc phát động phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là công việc có ý nghĩa và rất thiết thực, thực hiện xuyên suốt của Hội Nông dân các cấp. Thời gian qua, phong trào đã góp phần xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo của các địa phương.

Tuy nhiên, ở một số địa phương, phong trào nói trên chưa được thực hiện đồng đều, dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, hiệu quả chưa cao.

"Hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều, còn tiểu thuỷ công nghiệp còn ít, chưa cân đối" - đại biểu Đỗ Thanh Sơn nói.

Đại biểu Đỗ Thanh Sơn đề xuất, trong thời gian tới, cần nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị ở các địa phương, Hội Nông dân các cấp phối hợp với các đoàn thể có liên quan để phong trào được đẩy mạnh thực hiện hơn, có nhiều nguồn vốn hơn. 

Phiên trù bị Đại hội Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang khóa X: Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được quan tâm - Ảnh 6.

Đại biểu Nguyễn Văn Trường - đơn vị Hội Nông dân huyện Hòn Đất đóng góp ý kiến tại phiên trù bị. Ảnh: Huỳnh Xây

Đại biểu Nguyễn Văn Trường - đơn vị Hội Nông dân huyện Hòn Đất ý kiến, về Quỹ Hỗ trợ nông dân thường do cấp hội vận động từ các tổ chức, cá nhân. Nguồn quỹ đã giúp cho nông dân có thêm điều kiện mở rộng mô hình sản xuất, góp phần nâng cao kinh tế gia đình, rồi trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. 

Tuy nhiên, ở một số nơi, thời gian giải ngân cho vay bị chậm do trình tự thủ tục nhiều, các cấp Hội còn đòi hỏi có mô hình lớn, hiệu quả, sợ rủi ro khi cho haty. Theo đại biểu, cần phải cải thiện tình trạng này, bằng cách bớt thủ tục, giảm chỉ tiêu cho vay và nâng vốn giúp cho hội viên.

Về nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, theo đại biểu Trường, Hội Nông dân cần có dự án khác biệt, để nông dân thực hiện thí điểm, phấn đấu, rồi nhân rộng, chứ không phải dựa vào những mô hình có sẵn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem