Phát hiện bom, mìn, vật liệu nổ mà không giao nộp bị xử lý ra sao?

(Lê Chiên ghi) Thứ hai, ngày 21/03/2016 13:09 PM (GMT+7)
Nguyên nhân của vụ nổ thương tâm xảy ra ở KĐT Văn Phú (Hà Đông) được xác định do một chủ cơ sở thu mua phế liệu dùng đèn khò để cưa bom. Dân Việt đã có cuộc trao đổi ngắn với Luật sư Trần Thị Thúy (Công ty Luật Hợp Danh Thái Bình Dương) xung quanh việc xử lý các cá nhân phát hiện vật liệu nổ nhưng không báo cáo với các cơ quan chức năng theo quy định.
Bình luận 0

Thưa luật sư, theo quy định, khi cá nhân phát hiện bom, mìn hoặc các vật liệu nổ khác sẽ phải xử lý ra sao?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 26/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2012 quy định về Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì:

img

Luật sư Trần Thị Thúy

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị hoặc sở hữu vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật mà có vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ từ bất cứ nguồn gốc nào (kể cả số vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mà các cơ quan chức năng phát hiện thu hồi được trong quá trình thi hành công vụ) đều phải giao nộp cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự để xử lý theo quy định tại Nghị định này.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đều được khuyến khích và không bị coi là vi phạm. Trường hợp có thành tích trong việc phát hiện, trình báo cơ quan chức năng thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi phát hiện bom hoặc các vật liệu nổ, cá nhân, tổ chức phải giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.

img

Hiện trường vụ nổ ở Văn Phú, Hà Đông.I.T

Vậy nếu cá nhân đó không giao nộp theo các quy định trên thì sẽ xử lý ra sao?

Nếu không giao nộp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 10 Nghị định 167/2013/ NĐ-CP hoặc có thẻ bị truy cứu trách nhiệmhình sự về Tội tàng trữ trái phép vật liệu nổ theo quy định tại Điều 232 BLHS. Mức hình phạt thấp nhất đối với tội này là bị phạt tù 01 năm và cao nhất là có thể bị phạt tù 20 năm hoặc chung thân hoặc bị truy cứu trách nhiện hình sự về “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” theo Điều 230 Bộ luật hình sự; hình phạt cao nhất đối với tội danh này là tù chung thân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem