Nút bấm hạt nhân giao cho Trump hay Hillary thì an toàn?

Hoàng Thắng Thứ năm, ngày 03/11/2016 13:00 PM (GMT+7)
Bà Hillary Clinton cho rằng, ông Donald Trump là một người không đáng tin tưởng để giao trọng trách quản lí kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, đồng nghĩa với việc ông này không thể trở thành Tổng thống. Song liệu việc giao kho vũ khí hạt nhân cho bà Clinton có giúp thế giới trở nên an toàn hơn?
Bình luận 0

imgDonald Trump, hay Hillary Clinton sẽ trở thành tân tổng thống Mỹ?

Trong một phát biểu gần đây trên tờ Wall Street Journal, cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Sam Nunn khẳng định rằng trong hai ứng cử viên tổng thống, chỉ Hillary Clinton có kinh nghiệm, khả năng phán đoán và kỹ năng để làm chủ nút bấm hạt nhân.

“Moscow và Washington cho đến nay vẫn đang cố gắng bố trí các lực lượng hạt nhân của mình theo cách thức để họ có thể sử dụng các lực lượng này một cách nhanh nhất, chỉ trong một vài phút. Đây là chiến lược đã cũ nhưng hết sức nguy hiểm của thời Chiến tranh Lạnh. Trong bối cảnh nguy hiểm này, chỉ có bà Hilary Clinton mới là ứng cử viên có đủ các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để sẵn sàng đối phó với mối đe dọa này”, ông Sam Nunn nhận định.

Tại các cuộc tranh luận thứ ba giữa hai ứng viên Tổng thống, bà Clinton cũng cho rằng ông Trump không xứng đáng được giao trọng trách tổng tư lệnh quân đội. Cụ thể, bà ám chỉ đến đề nghị của ông Donald Trump về việc cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc độc lập phát triển kho vũ khí hạt nhân của riêng mình. Bà Clinton đã tố cáo rằng ông Trump “rất ung dung, thậm chí thường xuyên nhắc tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Điều này có lẽ đã giúp bà Clinton ghi điểm trong cuộc tranh luận, nhưng nếu nhìn vào những chính sách đối ngoại của bà Clinton, công chúng cũng dễ dàng nhận ra quan điểm của bà về việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng liều lĩnh không kém Donald Trump. Sẽ là nguy hiểm hơn nhiều nếu giao nút hạt nhân cho bà Hillary Clinton, chứ không phải ông Trump, theo nhận định của Nationalinterest.

Liên quan tới việc cho phép Hàn Quốc và Nhật Bản tự trang bị vũ khí hạt nhân cho mình thay vì dựa vào “Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là một chính sách hợp lý của Donald Trump, song ông chưa đủ khả năng trình bày rõ lý do để thuyết phục các cử tri và chuyên gia về việc áp dụng của chính sách này.

Trong khi đó, các chính sách đối ngoại được thiết lập từ khi bà Hillary Clinton còn là Ngoại trưởng Mỹ lại thể hiện sự khó chịu với việc một số quốc gia trở nên độc lập về an ninh hơn.  Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia có tiếng nhận định chiến lược “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ thực sự nguy hiểm, tiềm tàng những nguy cơ lớn.

Chiến lược răn đe mở rộng bằng hạt nhân vốn được Mỹ áp dụng nhiều năm nay giờ đã không còn phù hợp với những thay đổi địa chính trị sâu sắc trên thế giới khi Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng nhận thức rõ ràng chiến lược răn đe mở rộng của Mỹ không đáng tin cậy bởi quốc gia này không bao giờ muốn “tự sát” để bảo vệ các quốc gia khác. Ngoài ra, việc đảm bảo an ninh vô điều kiện cho các quốc gia khác cũng gây ra nhiều vấn đề bên trong nước Mỹ.

Chính sách đối ngoại của bà Clinton sẽ khiến các quốc gia đồng minh của Mỹ ở Châu Âu, Đông Á hay Đông Nam Á giống như những băng truyền chiến tranh, đưa xung đột từ nước ngoài về nước Mỹ. Nếu chiến tranh nổ ra ở những khu vực này, Mỹ sẽ bị hút vào các cuộc xung đột hạt nhân, ảnh hưởng tới an ninh cơ bản của nước Mỹ. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem