Nông dân xuất sắc và những điều gửi tới Thủ tướng

Đức Thịnh Thứ hai, ngày 09/12/2019 06:05 AM (GMT+7)
Trao đổi với Báo NTNN/Dân Việt, nhiều đại biểu nông dân Việt Nam xuất sắc bày tỏ phấn khởi, vui mừng và kỳ vọng nhiều vướng mắc, khó khăn của người nông dân sẽ được người đứng đầu Chính phủ lắng nghe và chỉ đạo giải quyết tại Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng với nông dân được tổ chức vào ngày 10/12, tại TP.Cần Thơ.
Bình luận 0

Gỡ khó về vốn tín dụng

Ông Trịnh Văn Tiến (Nông dân Việt Nam xuất sắc) tỉnh Ninh Bình khá nổi tiếng trong giới nuôi con đặc sản. Hiện ông Tiến đang là Giám đốc HTX nông sản đặc sản Tam Điệp với quy mô nuôi 3.000 con nuôi đặc sản, trong đó tập trung vào các con nuôi có giá trị kinh tế cao như hươu, nai, dê, lợn rừng, lợn cắp nách, ngựa, nhím. Bình quân mỗi năm, HTX xuất bán gần 40 tấn sản phẩm vật nuôi thương phẩm, doanh thu hơn chục tỷ đồng/năm. Hiện HTX cũng đang đầu tư phát triển mô hình du lịch sinh thái tại các trang trại của các thành viên HTX.

Ông Tiến cho biết, những khó khăn, thách thức của gia đình ông trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp là khó khăn chung nhiều nông dân hiện nay khi muốn sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị. Đó là cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai cho sản xuất lớn; cơ chế cho các HTX, doanh nghiệp nông nghiệp vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất; bảo hiểm nông nghiệp nhiều nông dân còn chưa tiếp cận được…

img

  Trang trại nuôi con đặc sản của Nông dân Việt Nam xuất sắc Trịnh Văn Tiến ở Ninh Bình. (ảnh: Nguyễn Hằng)

“Chúng tôi rất phấn khởi vui mừng khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp chúng tôi rất phấn khởi. Các nghị định hỗ trợ cụ thể như: Nghị định 55 của Chính phủ, Nghị định 116 (sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định 55) của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp đã được ban hành nhưng thực tế đến nông dân vẫn còn xa vời, việc tiếp cận còn gặp nhiều khó khăn... Những điều này tôi sẽ trình bày trực tiếp với Thủ tướng tại hội nghị sắp tới…” - ông Tiến bày tỏ.

Nông sản vẫn phải… giải cứu

Ông Trần Công Danh - một trong những nông dân trồng lúa giỏi ở TP.Cần Thơ cho biết, mặc dù công việc sản xuất rất bận rộn nhưng ông quyết tâm đến tham dự hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân để nói lên tâm tư, nguyện vọng của người trồng lúa với Thủ tướng.

“Tôi muốn nới thật với Thủ tướng khó khăn của người trồng lúa chúng tôi hiện nay. Việt Nam đang duy trì diện tích sản xuất lúa khoảng hơn 3,8 triệu ha, mỗi năm xuất khẩu khoảng 6-8 triệu tấn gạo - là một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, có một thực tế buồn đằng sau những con số ấn tượng ấy, đó là đời sống của hầu hết người trồng lúa vẫn hết sức khó khăn, thu nhập của nghề này thấp nhất so với các nghề khác. Tôi rất mong muốn thời gian tới Chính phủ quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa người trồng lúa về cơ chế vốn vay ưu đãi mua máy móc như máy gặt, máy làm đất, máy sấy để từng bước cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ nông dân sau thu hoạch như xây nhà kho chứa lúa…” - ông Danh bộc bạch.

Qua trao đổi với phóng viên NTNN/Dân Việt, nhiều nông dân đã phản ánh những khó khăn trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng nông thôn. Những khó khăn, tồn tại đó bản thân người nông dân không thể tự giải quyết được.

Hiện HTX Anh Đào ở TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng do anh Nguyễn Công Thừa là Giám đốc có 132 xã viên với 272ha đất trồng rau, củ, doanh thu trên 200 tỷ đồng/năm. Anh Nguyễn Công Thừa chia sẻ, ngành rau quả, thực phẩm của Việt Nam rất có tiềm năng phát triển, triển vọng xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập. Nhưng những tiềm năng đó chưa được đánh thức, chưa được đầu tư thỏa đáng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem