Kết nối thị trường cho hơn 3,67 triệu tấn carbon rừng Cần Giờ

Thanh Toàn Thứ bảy, ngày 06/04/2024 12:45 PM (GMT+7)
Tăng trưởng xanh ở TP.HCM vừa là mục tiêu, vừa là 1 phương thức quan trọng để phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon trong dài hạn.
Bình luận 0

Nông nghiệp TP.HCM chuyển đổi xanh

Theo UBND TP.HCM, tăng trưởng xanh vừa là mục tiêu, vừa là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính, để hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon trong dài hạn.

Phương thức này thông qua khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nên tảng khoa học và công nghệ; ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số; phát triến kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Diện tích rừng ngập mặn trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ dự ước có hơn 3,67 triệu tấn carbon có thể khai thác chứng chỉ carbon rừng. Ảnh: Thanh Toàn

Diện tích rừng ngập mặn trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ dự ước có hơn 3,67 triệu tấn carbon có thể khai thác chứng chỉ carbon rừng. Ảnh: Thanh Toàn

Nông nghiệp TP.HCM được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, sự gia tăng bão lũ, dịch bệnh, hạn hán. Những tác động tiêu cực này có thể làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm, thậm chí gây thất thu trong nông nghiệp.

Ngược lại, sản xuất nông nghiệp không bền vững là một trong những nguyên nhân làm tăng phát thải nhà kính, gia tăng biến đổi khí hậu.

Theo UBND TP.HCM, trong cơ cấu phát thải khí nhà kính củ Thành phố, phát thải của nông nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 1,1%. Vì vậy, thời gian tới, Thành phố sẽ phải tiếp tục thực hiện chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.

Việc này được thực hiện bằng các giải pháp như nuôi trồng hữu cơ, tuần hoàn chất thải cho nông nghiệp, thay thế phân Ure bằng các loại phân an toàn khác, biogas, bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển, quản lý rừng bền vững.

TP.HCM cũng sẽ hoàn thiện chính sách và kết nối thị trường tín chỉ carbon để khai thác chứng chỉ carbon rừng. Riêng lượng tích tụ carbon của diện tích rừng ngập mặn trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ dự ước hơn 3,67 triệu tấn carbon; tương đương lượng CO2 hấp thụ hơn 13,47 triệu tấn.

Phát triển đô thị xanh

Theo UBND TP.HCM, để trở thành đô thị đặc biệt với không gian kinh tế được mở rộng, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và hạ tầng phát triển, Thành phố còn xuất hiện xu hướng đô thị mới như: Đô thị xanh, đô thị thông minh, đô thị sinh thái, đô thị công nghiệp - thương mại - dịch vụ.

Các mô hình đô thị mới này đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thành phố cần có chính sách bảo tồn không gian xanh, cảnh quan đặc thù trong phát triển đô thị. Ảnh: Thanh Toàn

Thành phố cần có chính sách bảo tồn không gian xanh, cảnh quan đặc thù trong phát triển đô thị. Ảnh: Thanh Toàn

Tuy nhiên, hiệu ứng của đô thị hóa nhanh đã kéo theo luồng di cư nông thôn - thành thị; và từ các địa phương có tốc độ đô thị hóa thấp về Thành phố. Điều này góp phần đáp ứng nhu cầu lao động tăng lên nhưng cũng gây áp lực lớn đến kinh tế xã hội.

Vì thế, để bảo đảm phát triển bền vững, Thành phố cần có chính sách bảo tồn các yếu tố văn hóa, không gian xanh, cảnh quan đặc thù trong phát triển đô thị; phát triển hài hòa giữa nông thôn và đô thị, kiến trúc, bộ mặt đô thị hiện đại nhưng mang đậm bản sắc truyền thống, có điểm nhấn và thân thiện môi trường.

Bối cảnh này cũng là lý do UBND TP.HCM ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị TP.HCM giai đoạn 2021-2030; trong có mục tiêu hướng tới chuyển đổi xanh trong nông nghiệp TP.HCM.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem