Nỗi khốn khổ của thương hiệu BlackBerry

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 04/02/2022 11:56 AM (GMT+7)
BlackBerry bán các bằng sáng chế kế thừa cho công ty Catapult IP Innovations với giá 600 triệu USD.
Bình luận 0

BlackBerry đang có thêm một chương buồn nữa cho sự đi xuống của mảng kinh doanh điện thoại thông minh. Mới đây, BlackBerry Ltd. cho biết họ đã ký một thỏa thuận bán các bằng sáng chế kế thừa chủ yếu liên quan đến thiết bị di động, nhắn tin và mạng không dây cho Catapult IP Innovations Inc với giá 600 triệu USD. Được biết, Catapult IP Innovations Inc có trụ sở tại Hoa Kỳ được thành lập đặc biệt để thu tóm các bằng sáng chế qua các thương vụ, với sự tài trợ từ một nhóm cho vay do Third Eye Capital có trụ sở tại Toronto dẫn đầu, bao gồm cả quỹ tài chính giấu tên của Canada đứng phía sau hậu thuẫn.

Giao dịch này sẽ không ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng bất kỳ sản phẩm, giải pháp hoặc dịch vụ nào của BlackBerry. Ảnh: @AFP.

Giao dịch này sẽ không ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng bất kỳ sản phẩm, giải pháp hoặc dịch vụ nào của BlackBerry. Ảnh: @AFP.

BlackBerry cho biết, các bằng sáng chế chủ yếu liên quan đến thiết bị di động, nhắn tin và mạng không dây. Đây là những bằng sáng chế về điện thoại, bàn phím QWERTY và BlackBerry Messenger (BBM) của BlackBerry, và dĩ nhiên thỏa thuận này sẽ không ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm, giải pháp hoặc dịch vụ cốt lõi của BlackBerry.

Hiện tại, BlackBerry đã đệ trình một Báo cáo Current Report on Form 8-K lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ liên quan đến việc tham gia vào thỏa thuận bán bằng sáng chế này, trong đó có thêm thông tin bao gồm mô tả về các điều kiện tài chính liên quan đến thương vụ. Tuy nhiên, công ty cho biết thỏa thuận sẽ cần phải đáp ứng tất cả các điều kiện quy định theo Đạo luật Cải thiện Chống độc quyền Hart - Scott - Rodino ở Hoa Kỳ và Đạo luật Đầu tư Canada, mọi thủ tục quy trình này có thể mất tới 210 ngày.

Khi thương vụ khép lại, BlackBerry sẽ nhận được 450 triệu USD tiền mặt và kỳ phiếu với số tiền gốc là 150 triệu USD. Kỳ phiếu được thanh toán hàng năm trong 5 năm, mỗi đợt trị giá 30 triệu USD tiền mặt. Trước thông tin này, BlackBerry cũng cho biết việc chuyển nhượng bản quyền sẽ không ảnh hưởng tới các khách hàng đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hãng.

Công ty Catapult IP Innovations có trụ sở tại Hoa Kỳ mua tất cả các quyền bằng sáng chế không phải cốt lõi của BlackBerry. Ảnh: @AFP.

Công ty Catapult IP Innovations có trụ sở tại Hoa Kỳ mua tất cả các quyền bằng sáng chế không phải cốt lõi của BlackBerry. Ảnh: @AFP.

Vào đầu năm nay BlackBerry đã chính thức ngừng sử dụng phần mềm điện thoại thông minh của mình - đồng nghĩa với việc các thiết bị cổ điển chạy trên hệ điều hành của hãng sẽ không còn hoạt động. Từ ngày 4/1, BlackBerry ngừng hỗ trợ dòng điện thoại, máy tính bảng chạy phần mềm riêng của BlackBerry. Các phần mềm này bao gồm BlackBerry 7.1 cùng các phiên bản trước, BlackBerry 10 và hệ điều hành máy tính bảng BlackBerry PlayBook. Các thiết bị Blackberry mới hơn chạy trên phần mềm Android vẫn tiếp tục hoạt động trong thời gian này.

Vào tháng 9 năm 2020, công ty đứng sau chiếc điện thoại và bàn phím mang tính biểu tượng - lần đầu tiên nổi lên vào đầu những năm 2000 đã thông báo rằng, hiện họ tập trung vào phần mềm và ngừng hoạt động tất cả các dịch vụ di động kế thừa.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành John Chen đã nói rằng công ty rất muốn phát huy lợi nhận từ giá trị của tài sản trí tuệ của mình thông qua việc bán các bằng sáng chế, công ty được báo cáo hiện tại là có khoảng 38.000 bằng sáng chế trong thư viện của mình. Năm ngoái, BlackBerry xác nhận rằng, họ đã bán 90 bằng sáng chế điện thoại thông minh của mình cho công ty công nghệ Trung Quốc Huawei.

Một số bằng sáng chế của BlackBerry được cho là phản ánh những đổi mới quan trọng do công ty phát triển trong thời kỳ hoàng kim như trình bày văn bản và hình ảnh trên thiết bị tùy thuộc vào hướng vật lý cũng như gắn thẻ địa lý cho ảnh…

Tuy nhiên, thời gian gần đây BlackBerry đã cắt đứt các liên kết với mảng kinh doanh di động kế thừa của mình và hiện đang tập trung vào phần mềm và dịch vụ bảo mật. Các hoạt động kinh doanh chính của BlackBerry ngày nay xoay quanh thông tin giải trí trên ô tô — trong đó hệ điều hành QNX của họ là một lựa chọn phổ biến cho các nhà sản xuất ô tô và cả trong bảo mật doanh nghiệp.

Động thái này diễn ra vài tuần sau khi BlackBerry ngừng cung cấp dịch vụ cho điện thoại thông minh doanh nghiệp nổi tiếng một thời của mình, từng được các giám đốc điều hành, chính trị gia và binh đoàn người hâm mộ săn đón vào đầu những năm 2000. Ảnh: @AFP.

Động thái này diễn ra vài tuần sau khi BlackBerry ngừng cung cấp dịch vụ cho điện thoại thông minh doanh nghiệp nổi tiếng một thời của mình, từng được các giám đốc điều hành, chính trị gia và binh đoàn người hâm mộ săn đón vào đầu những năm 2000. Ảnh: @AFP.

Sau khi thông tin này được ra, các chuyên gia nhận định là bên mua, "Catapult IP Innovations," sẽ phải kiếm tiền từ các bằng sáng chế này bằng cách nào đó.

Dù hiện không có bằng chứng nào cho thấy về việc Catapult có kế hoạch tận dụng danh mục bằng sáng chế mới của mình như thế nào, sẽ để sản xuất riêng hay dùng các tài sản này để hành động có trách nhiệm theo đuổi vụ kiện tụng đối với những công ty vi phạm bằng sáng chế khác - nhưng ít nhất BlackBerry, hãng đã khập khiễng suốt một thập kỷ qua hiện sẽ có thêm giá 600 triệu USD để tiếp tục phát triển thế mạnh riêng mình.

Các chuyên gia khác nhận định, BlackBerry có rất nhiều bằng sáng chế cho công nghệ mà họ đã phát triển trong nhiều năm. Đây là trường hợp khá phổ biến đối với hầu hết các công ty, nhưng có vẻ như BlackBerry đã quyết định bán bớt các bằng sáng chế về thiết bị di động và nhắn tin, và đó có thể là một tin xấu đối với nhiều công ty công nghệ.

Điều này là do công ty đã bán nó cho một công ty khác có tên là Catapult IP Innovations. Mặc dù các công ty bán hoặc cấp phép bằng sáng chế của họ không phải là mới, nhưng việc Catapult IP Innovations không bán hoặc sản xuất bất cứ thứ gì của riêng họ có thể dẫn đến suy đoán rằng, họ có thể tận dụng các bằng sáng chế mà họ đã mua từ BlackBerry để kiện các công ty công nghệ đang vi phạm bằng sáng chế khác để lấy lợi nhuận.

Bởi hiện nay có nhiều công ty cũng như những người mua hoặc nộp bằng sáng chế chỉ với mục đích duy nhất là kiện các công ty vi phạm khác và cố gắng yêu cầu họ giải quyết để tránh rắc rối và tốn kém của một cuộc đấu tranh pháp lý kéo dài. Nhiều công ty chẳng hạn như Apple đã có những cuộc đối đầu kiện tụng kiểu như vậy, vì vậy với thương vụ mua bán này, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu sớm nghe nhiều hơn về những câu chuyện kiện tụng như thế này trong tương lai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem