Những kiến nghị giữ lại Dinh Thượng Thơ- di sản kiến trúc 130 năm

Minh Anh Chủ nhật, ngày 13/05/2018 07:00 AM (GMT+7)
Với bất cứ một đất nước hay một thành phố nào, bên cạnh viện phát triển, mở rộng thì càng phải chứng minh bề dày lịch sử, kiến trúc, văn hóa... của đất nước, hay thành phố đó. Thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ.
Bình luận 0

Việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh sẽ xó bỏ dấu tích dinh Thượng Thơ đã tồn tại 130 năm tuổi khiến không chỉ các nhà chuyên môn mà người dân ở trong và ngoài nước đã có nhiều ý kiến không đồng tình.

img

Công trình Dinh Thượng Thơ có giá trị về mặt kiến trúc và cả lịch sử, văn hóa, đã tồn tại trong suốt một chiều dài lịch sử với trên 130 năm. Những di tích đó không chỉ là đia chỉ văn hóa mà còn mang ý nghĩa là những chứng tích lịch sử, không chỉ là vật thể hữu hình mà còn là cái phần hồn vô hình của thời gian.

Dinh Thượng Thơ là toà nhà số 59-61 Lý Tự Trọng do người Pháp xây vào những năm 1860, trước đây là Sở Nội vụ Nam Kỳ. Đến năm 1888, chức năng của cơ quan này được nhập vào Văn phòng Thơ Ký Thống đốc Nam Kỳ (213 Đồng Khởi). Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc không ủng hộ phương án xây dựng trụ sở UBND TP.HCM mở rộng và phá bỏ dinh Thượng Thơ bởi đây là công trình có giá trị về kiến trúc, văn hóa, lịch sử  nên việc đập bỏ công trình không khác nào giết chết một di sản.

Ý kiến của những người Việt ở hải ngoại

Trước thông tin về việc phá bỏ Dinh Thượng thơ, khiến không ít người dân ở trong nước và ở nước ngoài lên tiếng bất bình. Sau bài viết “Từ dinh Thượng Thơ đến dinh Tổng thống Bogor”, của Trần Thị Vĩnh Tường đăng trên báo Tuổi trẻ. Mới đây trên facebook Vinh Tran tiếp tục đăng status kiến nghị bảo tồn Dinh Thựơng Thơ. Bản kiến nghị này được đăng tải bằng 3 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp. Nội dung bản kiến nghị với những lý do như sau:

“Chúng tôi gồm những người ký tên sau đây:

(1) Nguyễn Đức Hiệp, nhà nghiên cứu khoa học và di sản, hduc@yahoo.com

(2) Kevin Doan, kiến trúc sư, kevinDQV@gmail.com

(3) Ngô Viết Nam Sơn, kiến trúc sư, nvdconsultants@gmail.com

(4) Sơn Đặng, kiến trúc sư, sproject@sproject.com.vn

(5) Phùng Anh Tuấn, Tổng lãnh sự danh dự Phần Lan, tp HCM, tuanphunganh2005@gmail.com

(6) Tim Doling, nhà nghiên cứu di sản, du lịch, timdolinghcmc@gmail.com

(7) Daniel Caune, chủ tịch Đài Di sản,, Daniel.caune@gmail.com

(8) Cao Thanh Nghiệp, kiến trúc sư, ktscaothanhnhiep@gmail.com

Chúng tôi là những người sống và sanh trưởng ở thành phố thành phố Hồ Chí Minh (Sài gòn), người Việt trong ngoài nước, người nước ngoài yêu thành phố này đồng kiến nghị Ủy Ban Nhân Dân thành phố ngưng quyết định phá bỏ Dinh Thuợng Thơ để xây trụ sở hành chánh vì những lý do sau đây:

1. Dưới góc nhìn quản lý & bảo tồn: Cách quản lý di sản và Luật Di Sản đang có vấn đề nghiêm trọng: việc Dinh Thượng Thơ không nằm trong danh sách di tích bảo tồn KHÔNG phải là lý do phá bỏ.  Nếu vậy những công trình cổ như Nhà thờ Đức Bà, Bưu Điện … chưa là di sản cũng sẽ bị phá bỏ? Trong khi Singapore, diện tích 700km2 có 7000 công trình, 72 khu vực, tượng đài, di tích được bảo tồn so với TP HCM diện tích 2000km2 chỉ có hơn 100 công trình và di tích.

2. Dưới góc độ quy hoạch & bảo tồn: Giá trị của từng công trình cổ không thể riêng lẻ với toàn thể đô thị cổ thành phố: trụ sở UBND dù nguyên vẹn hình thức kiến trúc nhưng nếu gắn thêm khối công trình mới do Gensler thiết kế sẽ không phù hợp và hoàn toàn áp chế không gian cổ của UBND tp Hỗ Chí Minh và cả khu phố Lý Tự Trong, Đồng Khởi và Pasteur. Xóa sổ di sản đồng nghĩa với phá vỡ quy hoạch, một trong các điểm mấu chốt tạo sự mất cân bằng và ảnh hưởng lớn tới quần thể.

img

Một góc Dinh Thượng Thơ. Ảnh Internet

3. Về phương diện kiến trúc: Kiến trúc UBND và Dinh Thượng Thơ rất cá biệt trong vùng Đông Nam Á nếu bị Gensler gắn cho phương án giống tòa nhà Unilever Headquarters ở Jakarta thì mất đi giá trị lịch sử và đặc thù.

4. Về phương diện văn hóa lịch sử: Dinh Thượng Thơ được tu sửa như tòa nhà hiện nay vào năm 1882, trước đó từ năm 1865 đã là nơi hành chánh quản lý Saigon và Nam Kỳ, lưu trữ các công văn, công báo, nghị định, hồ sơ hành chánh. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên Gia định báo cũng được gởi từ đây đi đến tỉnh thành, làng xóm ở Lục Tỉnh. Đã hơn 130 năm, trải qua nhiều giai đoạn thâm trầm trong lịch sử, tòa nhà Dinh Thượng Thơ ở góc đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng vẫn còn sót lại trong khi các kiến trúc lịch sử văn hóa khác như tòa nhà hòa giải, tòa nhà Petrolimex đường Lê Duẫn, xưởng Ba Son đã biến mất.

5. Về phương diện du lịch: tình trạng kẹt xe và không di sản sẽ giảm du khách, giảm sức mua sắm, ảnh hưởng lên kinh doanh của các trung tâm thương mại, gây hậu quả trực tiếp và ngay lập tức đến nguồn thu nhập thuế của thành phố. 

6.  Không thể là "thành phố thông minh": Đậu xe và kẹt xe ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đang là vấn nạn chưa lối thoát, thêm 1700 nhân viên & hội họp sẽ tốn thêm năng lượng lớn, mâu thuẫn với chủ trương "hành chánh thông minh”. Ngoài ra tập trung nhiều cơ quan rất khó bảo đảm an ninh trong biến cố bất ngờ.

img

Dinh Thượng Thơ. Ảnh tư liệu

Vì những lý do trên và vì chúng tôi lo ngại di sản lịch sử và ký ức đô thị thành phố bị mai một phá hủy, chúng tôi thỉnh nguyện Ủy Ban Nhân Dân thành phố:

1. Hủy bỏ phương án của Gensler phá hủy dinh Thượng thơ. Nếu phải xây dựng trung tâm hành chính thì nên đặt ở vị trí vùng đất mới khác chứ không nên phá hủy kiến trúc lịch sử trong phần lõi trung tâm.

2. Đưa Dinh Thượng Thơ và các kiến trúc lịch sử Ủy ban Nhân dân, Nhà hát thành phố, bưu điện và nhà thờ Đức Bà, vào diện bảo tồn.

3. Khi tái cấu trúc thành phố, cần tôn trọng và gắn kết với mạng lưới di sản tại trục đường Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, trục đường Đồng Khởi, Pasteur,  nơi có bảo tàng, nhà Hát Lớn, dinh Độc Lập, UBND,  Nhà Thờ Đức Bà, thư viện Tổng Hợp,  công viên Chi Lăng, công viên Bách Tùng Diệp.

Những băn khoăn cần lời giải

Theo thông tin từ ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM thì: “Công trình Dinh Thượng Thơ không nằm trong danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố nên không được bảo tồn nguyên trạng”. Ý kiến này đã  khiến dư luận càng đặc biệt quan tâm về một công trình mang đậm dấu ấn của Sài Gòn xưa.

Bà Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa TP.HCM cho rằng, ai cũng biết công trình kiến trúc Dinh Thượng Thơ đã 130 tuổi, ở đấy chứa đựng nhiều dấu hiệu của một di sản. Theo Luật Di sản văn hóa, khi xây dựng dự án mà đụng đến một công trình có dấu hiệu là di sản thì buộc phải tạm dừng, hỏi ý kiến của cơ quan quản lý về di sản. Việc TP.HCM đang lấy ý kiến cộng đồng, các nhà khoa học, và sự lên tiếng của dư luận vừa qua là tín hiệu tốt, cho thấy vấn đề bảo tồn di sản đang được cả xã hội quan tâm. Tất cả thủ tục là do con người làm ra, khi xét thấy công trình kiến trúc này cổ, có giá trị văn hóa và nhất là gắn với nhiều công trình kiến trúc khác cũng có giá trị trong thành phố này, xứng đáng được giữ lại, thì thành phố ra một văn bản để đưa nó vào diện di tích cũng dễ thôi chứ đâu khó gì".

img

Dinh Thượng Thơ hiện là trụ sở của 2 cơ quan. Ảnh Internet

Tuy nhiên, theo tác giả Phúc Tiến - tác giả tập sách khảo cứu Sài Gòn không phải ngày hôm qua – đưa ra một thông tin quan trọng, tại bản Phụ lục của "Quy chế quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (930ha)", có kèm theo một "Danh sách vị trí các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa lịch sử". Trong đó, tòa nhà 59 Lý Tự Trọng (Dinh Thượng Thơ đang đề cập) mang ký hiệu A-16, nằm trong Phân khu 2 (Khu Trung tâm văn hóa - lịch sử).

Như vậy, tòa nhà Dinh Thượng Thơ vốn thuộc danh sách cần bảo tồn. Phải chăng nên thay vào việc đập bỏ bằng việc khẩn trương đưa vào danh sách kiểm kê để công nhận di tích lịch sử?

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem