Những đầu tàu liên kết, "kéo" nông dân làm giàu: Hợp tác trở thành văn hóa (bài 5) - Ảnh 1.

 Trong quá trình tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Trung ương trước đây về kinh tế tập thể cho thấy, kinh tế tập thể còn hạn chế, năng lực nội tại của HTX còn yếu, hiệu quả hoạt động thấp, mô hình tổ chức lỏng lẻo, trình độ cán bộ quản lý còn yếu, phần lớn HTX có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực cạnh tranh còn thấp, vấn đề nợ đọng, chiếm dụng vốn chưa được xử lý dứt điểm, tính liên kết trong nội bộ HTX và liên kết với các đơn vị khác còn kém hiệu quả. 

Tuy nhiên, kinh tế tập thể, nhất là HTX nông nghiệp vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Những đầu tàu liên kết, "kéo" nông dân làm giàu:  - Ảnh 2.

Nông dân Quảng Trị liên kết trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: N.C

Chính vì vậy, Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khẳng định, phát triển kinh tế tập thể là vô cùng quan trọng, là phương thức để khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường, là cơ sở để hợp tác trở thành văn hóa, là bản sắc trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là kênh quan trọng để thực hiện chính sách phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Kinh tế tập thể có nhiều hình thức khác khau, có thể là tổ hợp tác, HTX, trong đó HTX là nòng cốt, nhưng dù là hình thức nào nào thì vẫn lấy lợi ích kinh tế làm trọng tâm, bao gồm cả các thành viên, tập thể, Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính tị, văn hóa, xã hội trên địa bàn. 

Đáng chú ý, ngay sau khi Nghị quyết 20 được ban hành, Đảng đoàn Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng ngay lập tức triển khai chương trình hành động, ngoài làm tốt công tác tuyên truyền còn rà soát hệ thống thể chế, tháo gỡ vướng mắc cho HTX, kinh tế tập thể. 


Những đầu tàu liên kết, "kéo" nông dân làm giàu: Hợp tác trở thành văn hóa (bài 5) - Ảnh 3.

Trong những năm qua, Trung ương Hội đã chỉ đạo các cấp Hội Nông dân phải đặc biệt quan tâm chú trọng xây dựng các mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, hoạt động theo phương thức "5 tự, 5 cùng", góp phần đẩy mạnh quá trình hợp tác sản xuất và chủ động tham gia phát triển kinh tế tập thể, HTX kiểu mới.

Đến nay, cả nước đã có 3.645 chi Hội Nông dân nghề nghiệp với 11.594 hội viên, 36.363 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với 482.362 hội viên. Đây là đơn vị hành động, cầu nối giữa cơ sở Hội với hội viên nông dân được tổ chức theo thôn, bản, làng, khu phố và theo nghề nghiệp. Qua đó, tập hợp thu hút hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế hộ, tạo tiền đề phát triển kinh tế tập thể, HTX ở địa phương.

Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân đã tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể phù hợp với từng địa bàn, từng ngành nghề và trình độ phát triển ở từng khu vực.

Các cấp Hội Nông dân trực tiếp tư vấn, hướng dẫn nông dân các bước thành lập THT, HTX, liên hiệp HTX từ khâu khảo sát, lập dự án đến tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đến hết năm 2022, các cấp Hội Nông dân đã vận động, hỗ trợ hướng dẫn thành lập 22.374 mô hình kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả, trong đó có gần 3.800 HTX nông nghiệp và 19.976 THT nông nghiệp.

Những đầu tàu liên kết, "kéo" nông dân làm giàu:  - Ảnh 3.

Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm thăm mô hình trồng trồng nho công nghệ cao của nông dân Hà Nam. Ảnh: Thu Hà.

Trong thời gian tới, Hội tiếp tục tập trung truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về vai trò của Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hội thực hiện công tác hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

Đồng thời, tuyên truyền, vận động, tư vấn và hỗ trợ hội viên, nông dân thành lập mới các THT, HTX trong nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các HTX nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập, đảm bảo 100% các HTX được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật HTX; số HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm bình quân mỗi năm tăng khoảng 5%.


Những đầu tàu liên kết, "kéo" nông dân làm giàu: Hợp tác trở thành văn hóa (bài 5) - Ảnh 5.

Qua theo dõi, đánh giá của Bộ NNPTNT, chúng tôi thấy, chất lượng phát triển của HTX thể hiện qua việc ngày càng có nhiều HTX tham gia chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu. HTX đóng vai trò quan trọng, là đầu mối, nhiều HTX tạo ra vị trí trong chuỗi, liên kết với doanh nghiệp tổ chức cho nông dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu hoặc tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng khắt khe. 

Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, nhất là những địa bàn còn khó khăn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư, lúc này, HTX đã thể hiện vai trò liên kết, khai thác tốt các tiềm năng địa phương.

Đơn cử như ở Hà Giang, Gia Lai… sự phát triển của các HTX đã góp phần khai thác các giá trị sản phẩm bản địa, tiềm năng của địa phương, nhiều HTX không chỉ đóng góp cho phát triển sản phẩm nông nghiệp mà còn tổ chức nông dân tạo ra giá trị khác như làm du lịch, bảo vệ môi trường, giúp cho nền nông nghiệp phát triển đúng định hướng là nền nông nghiệp sinh thái, chất lượng an toàn và minh bạch.

Những đầu tàu liên kết, "kéo" nông dân làm giàu: Hợp tác trở thành văn hóa (bài 5) - Ảnh 5.

Lãnh đạo Huyện ủy Lục Ngạn (Bắc Giang) chung vui niềm vui được mùa vải với nông dân, các hợp tác xã trên địa bàn. Ảnh: L.N

Đáng chú ý, sau khi có Nghị quyết 20-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ mới, các địa phương đã định hướng, xây dựng kế hoạch chiến lược hỗ trợ HTX đầy đủ, bài bản. Trên cơ sở đó, các cơ chế, chính sách dành cho HTX cũng có nhiều thay đổi. 

HTX không chỉ là tác nhân trung gian mà còn đồng hành cùng bà con trong tư vấn nâng cao trìnhđộ, năng lực của nông dân trong sản xuất hàng hóa. Nói tóm lại, trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 20, HTX đã thể hiện được vai trò, bản chất, tính ưu việt của mình.

Một trong những điều đáng mừng là ngày càng nhiều HTX tham gia sản xuất theo chuỗi. Nếu như cách đây 5 năm (khoảng năm 2017, 2018), khi đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện Luật HTX chỉ có 15 – 16% HTX tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thì hiện nay con số này đạt 30% trong số 20.000 HTX nông nghiệp.

Điển hình như HTX Vĩnh Cường ở Hòa Bình (Bạc Liêu). Đây là HTX chuyên sản xuất lúa gạo có 600 thành viên, có 3.000ha lúa sản xuất tập trung. HTX còn có 15 cán bộ kỹ thuật trẻ, tốt nghiệp đại học, về làm việc cho HTX. Đội ngũ này không chỉ quản trị tốt 3.000ha lúa mà còn liên kết với nhiều HTX, nông dân trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ 10.000ha lúa cho bà con, đảm bảo khâu giống đầu vào, giúp giảm 20% chi phí sản xuất.


Những đầu tàu liên kết, "kéo" nông dân làm giàu: Hợp tác trở thành văn hóa (bài 5) - Ảnh 7.

Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh An Giang chủ động xây dựng các tổ chức đại diện nông dân trong thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và vùng nguyên liệu đáp ứng theo yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Hội Nông dân tỉnh cùng với ngành nông nghiệp phối hợp với các công ty triển khai kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn xây dựng vùng nguyên liệu của công ty ngay đầu vụ những nội dung như: triển khai kế hoạch thực hiện của công ty trong từng vụ gồm diện tích, loại giống, phương thức triển khai, hợp đồng tiêu thụ. Hỗ trợ thành lập tổ hợp tác, HTX nông nghiệp tổ chức nông dân trong ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ.

Đến nay, đã phối hợp vận động hơn 40 HTX nông nghiệp và nhiều THT liên kết với trên 30 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng tiêu thụ lúa của nông dân, điển hình như: Công ty CP tập đoàn Lộc Trời, Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), Công ty TNHH Angimex – Kitoku, Công ty TNHH lương thực Tấn Vương, công ty Cổ phần Gentraco, Chi nhánh công ty CP Lương thực Bình Định tại An Giang,... 

Ngay từ lúc gieo trồng nông dân không còn lo sợ vấn đề tiêu thụ cũng như giá cả vì thông qua ký kết hợp đồng trước mỗi vụ nông dân đã biết được tỷ lệ lợi nhuận sau thu hoạch cũng như chủ động vấn đề giá cả khi bán cho Công ty từ đó mà nông dân chỉ cần tập trung ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng hạt lúa làm ra, giảm được chi phí. 

Lợi nhuận và thu nhập của nông dân tăng từ 20 – 25 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó để hợp tác gắn kết lâu dài với nông dân và khắc phục những hạn chế từ những năm trước, các Công ty không ngừng cải tiến trang thiết bị trong việc tiếp nhận thu mua sản phẩm, đảm bảo tính xác thực, tạo thêm sự yên tâm và sự hài lòng cho bà con nông dân.


Những đầu tàu liên kết, "kéo" nông dân làm giàu: Hợp tác trở thành văn hóa (bài 5) - Ảnh 8.

Thời gian qua, nhiều hợp tác xã trên địa bàn TP.Hà Nội được củng cố, đổi mới về tổ chức, hoạt động và đã xuất hiện nhiều mô hình kiểu mới hiệu quả. Qua đó, đã hỗ trợ cho các mô hình kinh tế  tạo nhiều việc làm, thu nhập thường xuyên cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Khắc phục được tình trạng sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, phân tán và góp phần tích cực trong việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Các tổ hợp tác, hợp tác xã đã đẩy mạnh liên kết, hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý mới hiệu quả trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi. Đồng thời, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia. Các cấp Hội đã tuyên truyền vận động, hướng dẫn nông dân xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ mới theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP. 

Những đầu tàu liên kết, "kéo" nông dân làm giàu: Hợp tác trở thành văn hóa (bài 5) - Ảnh 8.

Anh Bùi Văn Khá – Giám đốc HTX hoa Đồng Tháp chăm sóc những luống hoa đồng tiền. Ảnh: Nguyễn Chương.

Để tạo điều kiện cho các mô hình phát triển sản xuất từ năm 2019 đến nay, Ban Thường vụ Hội Nông dân Thành phố đã chỉ đạo các cấp Hội Nông dân trên địa bàn Thành phố triển khai cho vay 499 dự án từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân xây dựng các Chi, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp và 157 dự án vay vốn xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã với số tiền 336.207 triệu đồng cho 7.891 hộ vay.


 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem