Nhà tài phiệt hàng đầu thế giới lạc quan về Việt Nam

Thứ tư, ngày 16/11/2011 06:02 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ngày 15.11 tại Hà Nội, Giáo sư John Snow - Bộ trưởng Ngân khố thứ 73 của Mỹ, khẳng định những đánh giá tích cực của ông về tình hình kinh tế Việt Nam là không hề lạc quan thái quá.
Bình luận 0

John William Snow - người được cho là nhà tài phiệt hàng đầu thế giới- đang giữ cương vị là Chủ tịch của Quỹ Đầu tư và Quản trị tài chính Cerberus. Ông đồng thời là Giám Đốc của Tập đoàn Verizon Communication Inc có trụ sở tại New York, Mỹ.

img
Giáo sư John Snow (thứ hai bên phải) tại cuộc họp báo ngày 15.11.

Giáo sư Snow còn nắm giữ trọng trách Giám đốc của Tập đoàn AmeriGoup Corporation hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc y tế công cộng có trụ sở đặt tại Virginia Beach, Virginia với vốn pháp định là 3 tỷ USD.

Bộ trưởng John Snow cũng tham gia điều hành với vai trò là Giám đốc của Tập đoàn IAG, liên minh hàng không lớn thứ 3 thế giới và hàng đầu của Mỹ bao gồm các hãng Hàng không nổi tiếng như: British Airway, Iberia, Lufthansa Airlines.

Trong thời gian ở Việt Nam, Giáo sư John Snow sẽ tham gia diễn thuyết tại 2 buổi hội thảo được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, nhân dịp này, ông cũng có các buổi đến thăm và làm việc với Hiệp hội Các trường ngoài công lập Việt Nam cũng như một số tổng công ty lớn khác của Việt Nam.

Với tư cách là nhà đầu tư, lời khuyên nào của ông dành cho Việt Nam?

- Đã đến lúc Việt Nam không nên quá chú trọng vào việc hút vốn đầu tư. Để các nguồn vốn đầu tư được hiệu quả, Việt Nam phải đưa ra được thông điệp rõ ràng với thế giới rằng, vốn đầu tư của họ phải được đối xử tốt. Theo đó, Việt Nam cần phải củng cố về mặt pháp lý, xây dựng pháp quyền tốt, bảo vệ nhà đầu tư thông qua xây dựng bản quyền, đó cũng là yếu tố quan trọng để hút vốn đầu tư.

Được biết, Công ty Linkworld đã trả chi phí 1 triệu USD để ông có mặt 3 ngày ở Việt Nam nhằm chia sẻ những kinh nghiệm “vàng”. Vậy sau chuyến đi có giá “1 triệu USD” này của ông, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi gì?

- Lợi ích ở đây rất rõ ràng. Vốn không chỉ được hiểu là tiền, là ngoại tệ, mà đối với các doanh nghiệp, vốn còn là kỹ năng, là kinh nghiệm, là cơ hội để phát triển. Từ những kinh nghiệm được truyền tải, các doanh nghiệp sẽ tăng tính cạnh tranh hơn, các doanh nghiệp sẽ biết cách phát triển, tạo ra nhiều lợi nhuận, sản phẩm chất lượng cao và tạo ra nhiều việc làm hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ thúc đẩy xuất khẩu và lúc đó không chỉ có ích cho doanh nghiệp, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy cả nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, nếu Việt Nam nâng cao được tính cạnh tranh, trong khi các sản phẩm lại vừa chất lượng, giá công nhân rẻ thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ tìm đến Việt Nam nhiều hơn. Việt Nam đang là một nước có chỉ số phát triển thị trường khá cao. Theo đánh giá của tôi, thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP và phát triển thêm nhiều tiềm năng quan trọng.

Ông có quá lạc quan khi đánh giá về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam?

- Việt Nam có rất nhiều tố chất để phát triển thành công, như vị trí địa lý, nền văn hóa lâu đời, tính sáng tạo… là những tài sản vô giá. Tuy nhiên, đúng là Việt Nam còn gặp phải một số vấn đề như cần phải cải thiện chất lượng giáo dục hơn nữa và tôi đã nhìn thấy được những dấu hiệu tốt đẹp khi Việt Nam đưa ra Chương trình 165 nhằm đào tạo cán bộ ở nước ngoài…

Một vấn đề nữa, dù lạm phát ở Việt Nam là khá cao, nhưng Chính phủ Việt Nam đã và đang có những bước đi đúng đắn để giảm lạm phát… Đó là những điều khiến tôi lạc quan khi nói về Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem