Người cười, người khóc khi kinh doanh trong khu chợ trăm tuổi “dưới lòng đất" ở Hà Nội

Thu Thủy Thứ sáu, ngày 03/11/2023 06:14 AM (GMT+7)
Từng là một trong khu chợ sầm uất, nhộn nhịp tại Hà Nội, chợ Mơ (phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) được “đưa xuống lòng đất” dưới chân toà nhà Vinaconex cách đây 9 năm. Đến nay, có người kinh doanh ổn định, lượng khách đều, có người rơi vào tình trạng phải đóng cửa, trả mặt bằng.
Bình luận 0

Khám phá khu chợ trăm tuổi kỳ lạ ở Hà Nội được "đưa xuống lòng đất".

Ghi nhận của PV những ngày cuối tháng 10/2023, dù buổi sáng nhưng lượng người ra vào chợ ít hơn hẳn so với các chợ dân sinh trên mặt đất.

Nhiều ki - ốt rơi vào cảnh vắng bóng người thuê đã lâu. Thậm chí, nhiều người còn ngán ngẩm chưa muốn dọn hàng vì đã quen cảnh đìu hiu, ảm đạm vào mỗi buổi sáng. 

Kinh doanh trong khu chợ trăm tuổi “dưới lòng đất” giữa Thủ đô: Kẻ cười, người khóc - Ảnh 2.

Từng là một trong khu chợ sầm uất, nhộn nhịp tại Hà Nội, chợ Mơ (phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) được “đưa xuống lòng đất” dưới chân toà nhà Vinaconex cách đây 9 năm. Đến nay, có người kinh doanh ổn định, lượng khách đều, có người rơi vào tình trạng phải đóng cửa, trả mặt bằng. Ảnh: Việt Niệm.

Những mặt hàng như đồ thờ, bánh kẹo, thực phẩm sống và hạt giống thường xuyên ế ẩm, cả ngày tiểu thương ngồi nói chuyện phiếm, nghịch điện thoại,…

Trong khi đó, khu vực bày bán ẩm thực đã chế biến thu hút lượng khách đông hơn hẳn. Hàng chục quán ăn nhỏ với đa dạng các món ăn như bún/phở/miến, chè/tào phớ, cơm bình dân,... có giá cả dao động từ 10.000 - 40.000 đồng, phù hợp với người lao động và dân văn phòng.

Kinh doanh trong khu chợ trăm tuổi “dưới lòng đất” giữa Thủ đô: Kẻ cười, người khóc - Ảnh 3.

Ghi nhận của PV những ngày cuối tháng 10/2023, dù buổi sáng nhưng lượng người ra vào chợ ít hơn hẳn so với các chợ dân sinh trên mặt đất. Ảnh Thu Thủy.

Buôn bán ở đây hàng chục năm nay, chị Bùi Thị Nguyệt phấn khởi vì tình hình kinh doanh mặt hàng ăn uống đang ổn định, lượng khách quen đều đặn.

Chị Nguyệt cho biết, trước đây, hồi mới chuyển địa điểm xuống hầm, quán ế ẩm triền miên, phần vì nhiều khách cũ tưởng nghỉ bán, phần vì nhiều người ngại xuống chỉ để ăn 1 bát cháo.

“Mất khoảng thời gian khá lâu, quán mới có lượng khách ổn định. Mình làm ngon, họ sẽ tự giới thiệu nhau đến. Từ đó, tình hình cũng khả quan hơn và duy trì đến hiện tại” - chị Nguyệt kể.

Kinh doanh trong khu chợ trăm tuổi “dưới lòng đất” giữa Thủ đô: Kẻ cười, người khóc - Ảnh 4.

Những mặt hàng như đồ thờ, bánh kẹo, thực phẩm sống và hạt giống thường xuyên ế ẩm, cả ngày tiểu thương ngồi nói chuyện phiếm, nghịch điện thoại,…

Chị Nguyễn Thị Minh Hằng - chủ quán bún móng giò gia truyền có tiếng bày tỏ, từ khi chợ Mơ dịch chuyển xuống hầm, chị Hằng mất ăn, mất ngủ vì mất lượng lớn khách quen, gần như bắt đầu lại từ số 0.

“Khách hàng chủ yếu là các cô, các bà lớn tuổi nên càng phải chỉnh chu, chất lượng, nếu không họ khó quay lại”, chị Hằng bộc bạch.

Chị Phan Thị Hường - tiểu thương buôn bán thịt lợn ở chợ Mơ - cho hay, sở dĩ gian hàng vẫn duy trì đến bây giờ là do có mối khách buôn quen từ nhiều năm nay. Quầy rất ít khách lẻ xuống mua, gần như địa điểm dưới hầm chỉ dùng làm nơi sơ chế trước khi giao cho các quán ăn, nhà hàng. 

“Người dân có nhiều lựa chọn nhanh gọn hơn, tội gì họ phải bỏ công sức, thời gian để mua loại thực phẩm mà đâu đâu cũng bán. Nhất là thời buổi bây giờ, họ có xu hướng ít dùng tiền mặt nên vấn đề gửi xe cũng là 1 trong những lý do khiến họ ngại mua ở chợ Mơ hơn”, tiểu thương kể.

Kinh doanh trong khu chợ trăm tuổi “dưới lòng đất” giữa Thủ đô: Kẻ cười, người khóc - Ảnh 5.

Nhiều ki - ốt rơi vào cảnh vắng bóng người thuê đã lâu. Thậm chí, nhiều người còn ngán ngẩm chưa muốn dọn hàng vì đã quen cảnh đìu hiu, ảm đạm vào mỗi buổi sáng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Văn Khoa - bảo vệ toà nhà Vinaconex cho biết, nhiều tiểu thương lâu năm ở khu chợ đã lần lượt thanh lý mặt hàng và trả lại mặt bằng. Đa số đều xuất phát từ nguyên nhân vắng khách trong thời gian dài, tình hình kinh doanh cầm chừng, khó trụ nổi vì nhiều chi phí phải “gánh” như tiền mặt bằng, tiền hàng, tiền điện, nước,...

“So với chợ Mơ truyền thống hồi xưa, khu chợ hiện tại không thể sánh ngang về độ đông khách, không khí nhộn nhịp. Đơn giản, chợ trên mặt đất thuận tiện cho cả người mua và người bán”, ông Khoa chia sẻ. 

Kinh doanh trong khu chợ trăm tuổi “dưới lòng đất” giữa Thủ đô: Kẻ cười, người khóc - Ảnh 6.

Trong khi đó, khu vực bày bán ẩm thực đã chế biến thu hút lượng khách đông hơn hẳn. Hàng chục quán ăn nhỏ với đa dạng các món ăn như bún/phở/miến, chè/tào phớ, cơm bình dân,... có giá cả dao động từ 10.000 - 40.000 đồng, phù hợp với người lao động và dân văn phòng.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã kêu gọi đầu tư cho dự án cải tạo chợ Mơ (quận Hai Bà Trưng) thuộc một trong số những dự án xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, cải tạo, phát triển hệ thống hạ tầng thương mại đô thị.

Với lợi thế nằm ngay trục đường giao thông lớn, cách hồ Hoàn Kiếm chưa đến 3km, Công ty cổ phần Phát triển thương mại Vinaconex đã đầu tư 1.500 tỷ đồng để cải tạo khu vực này thành tổ hợp vừa nhà ở, văn phòng kết hợp chợ truyền thống.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem