Nghi thức tắm Phật truyền thống trong Đại lễ Phật đản ở chùa Tam Chúc

Nguyên Hà Chủ nhật, ngày 19/05/2024 19:56 PM (GMT+7)
Lễ tắm Phật ngoài mục đích kỷ niệm ngày đức Phật Đản sinh, để tẩy trừ phiền não, thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý của con người...
Bình luận 0
Nghi thức tắm Phật truyền thống trong Đại lễ Phật đản ở chùa Tam Chúc - Ảnh 1.

Sáng 19/5 (tức ngày 12/4 âm lịch), chùa Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam tổ chức trang nghiêm Đại lễ Phật đản (Phật lịch 2568 - dương lịch 2024).

Nghi thức tắm Phật truyền thống trong Đại lễ Phật đản ở chùa Tam Chúc - Ảnh 2.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Tam Chúc đọc thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, kêu gọi tất cả những người con Phật hãy tinh tấn thực hành những lời dạy vàng ngọc của Đức Phật; tịnh hóa tâm thức; chuyển hóa tam độc tham, sân, si thành tam vô lậu học giới, định, tuệ; kiến tạo chánh báo trang nghiêm thanh tịnh để hình thành y báo hòa bình, an lạc như kinh Duy Ma Cật đã dạy: “Tâm bình thế giới bình”.

Nghi thức tắm Phật truyền thống trong Đại lễ Phật đản ở chùa Tam Chúc - Ảnh 3.

Hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân đổ về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam mừng ngày Phật sinh.

Nghi thức tắm Phật truyền thống trong Đại lễ Phật đản ở chùa Tam Chúc - Ảnh 4.

Nhân ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam mong muốn tất cả người con Phật trên khắp thế giới đoàn kết, cùng cả nhân loại chung sống vị tha, kiến tạo thế giới hòa bình, an lạc.

Nghi thức tắm Phật truyền thống trong Đại lễ Phật đản ở chùa Tam Chúc - Ảnh 5.

Các Phật tử từ mọi lứa tuổi cùng tĩnh tâm hướng về Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, bậc Đạo sư ra đời vì hạnh phúc, an lạc của chư thiên và loài người.

Nghi thức tắm Phật truyền thống trong Đại lễ Phật đản ở chùa Tam Chúc - Ảnh 6.

Nghi thức tắm Phật là nghi lễ linh thiêng nhất trong Đại lễ Phật Đản. Tắm Phật là để niệm ân Đức Phật, cúng dàng chư Phật trong ba đời, đồng thời gột rửa ba nghiệp thân - khẩu - ý của mỗi người.

Nghi thức tắm Phật truyền thống trong Đại lễ Phật đản ở chùa Tam Chúc - Ảnh 7.

Theo Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Trụ trì chùa Tam Chúc, trong Kinh tắm Phật công đức có chép: "Trong tất cả các sự cúng dàng, tắm Phật là thù thắng nhất, hơn cả việc đem thất bảo nhiều như cát sông Hằng để làm bố thí".

Nghi thức tắm Phật truyền thống trong Đại lễ Phật đản ở chùa Tam Chúc - Ảnh 8.

Tại Đại lễ Phật đản diễn ra ở chùa Tam Chúc, 100 em học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Hà Nam được trao học bổng, mỗi suất trị giá một triệu đồng. Đây là lòng từ bi của các phật tử dành cho những hoàn cảnh khó khăn nhân dịp đại lễ lớn nhất của Phật giáo.

Phật đản là ngày Đức Phật chào đời, tiếng Pali gọi là Vesak (nhằm ngày rằm tháng tư, năm 623 trước Tây lịch).

Theo truyền thuyết, Đức Phật là thái tử Siddatha Gotama sinh vào buổi sáng ngày rằm, tháng Vesak tại thành Kapilavatthu (gần biên giới giữa đông bắc Ấn Độ và Népan). Cha của ngài là Hoàng đế Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Gia. Sau khi hạ sinh hoàng tử được 7 ngày, hoàng hậu qua đời. Ngày này người dân đi lễ chùa, làm từ thiện, phóng sinh

 

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem