Thứ tư, 29/05/2024

Cần sớm tháo gỡ khó khăn để phát triển ngành công thương TP.HCM và khu vực phía Nam

15/10/2022 12:34 PM (GMT+7)

Sở Công Thương TP.HCM đề xuất Trung ương sớm tháo gỡ các vướng mắc trong công tác quy hoạch, phát triển công nghiệp, thương mại để hoàn thành các mục tiêu chung của toàn ngành công thương kế hoạch 5 năm (2021- 2025).

Ngành công thương TP.HCM đạt nhiều kết quả khả quan

Theo Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý III/2022 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

Kết quả chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm của các tỉnh thành khu vực phía Nam tiếp tục tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Có 12/20 tỉnh, thành có mức tăng cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (9,6%). Trong đó, mức tăng của TP.HCM gần 16,9%.

Chế tạo cơ khí tại một doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh

Chế tạo cơ khí tại một doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh

Kim ngạch xuất khẩu các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính. TP.HCM chiếm 31,41% trong tỷ trọng giá trị xuất khẩu khu vực phía Nam.

Thời gian qua, Sở Công Thương TP.HCM tiếp tục hợp tác công thương với các tỉnh để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, liên kết cung ứng hàng hóa cho các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị và các doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn của TP.HCM.

Đặc biệt là Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM với các tỉnh thành năm 2021; đã kết nối thành công 559 hợp đồng nguyên tắc, biên bản ghi nhớ.  

Sở Công Thương TP.HCM đang xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2022.

Hội nghị nhằm tìm kiếm nguồn hàng chất lượng để phục vụ thị trường Thành phố; hỗ trợ các tỉnh, thành mở rộng thị trường cho sản phẩm thế mạnh của địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố kết nối, phát triển thị trường tại các tỉnh, thành.

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đưa sản phẩm tham gia Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa tại TP.HCM năm 2020. Ảnh: Trần Khánh

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đưa sản phẩm tham gia Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa tại TP.HCM năm 2020. Ảnh: Trần Khánh

Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, hoạt động của ngành công thương vẫn còn đối diện nhiều thách thức trong thời gian tới.

Sở Công Thương đề xuất bộ ngành Trung ương tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc để phát triển ngành công thương không chỉ cho TP.HCM mà còn cho cả vùng phía Nam.

Tháo gỡ khó khăn để phát triển ngành công thương

Liên quan đến phát triển cụm công nghiệp, Điểm c, Khoản 1, Điều 10 Nghị định 68 năm 2017 của Chính phủ quy định: Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt trên 50%; hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM đề xuất tháo gỡ khó khăn tại Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành khu vực phía Nam mới đây. Ảnh: Trần Khánh

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM đề xuất tháo gỡ khó khăn tại Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành khu vực phía Nam mới đây. Ảnh: Trần Khánh

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết, theo quy hoạch cụm công nghiệp TP.HCM, các cụm công nghiệp thường được quy hoạch chủ yếu ở các huyện ngoại thành.

Tuy nhiên, tiến độ đầu tư cụm công nghiệp TP.HCM không đồng đều, có cụm công nghiệp được quyết định thành lập trước nhưng chậm triển khai. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thành lập các cụm công nghiệp đã có trong quy hoạch trên địa bàn một huyện.

Để sớm triển khai các cụm công nghiệp đã có trong quy hoạch trên địa bàn, Sở Công Thương TP.HCM kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu điều chỉnh điểm c, khoản 1, Điều 10 Nghị định 68 năm 2017 của Chính phủ.

Theo đó, quy định này chỉ áp dụng đối với các cụm công nghiệp chưa có trong quy hoạch cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Còn với các cụm công nghiệp đã có trong quy hoạch được triển khai thực hiện không áp dụng quy định.

Sở Công Thương TP.HCM đề nghị, các thủ tục cũng như các quy định về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp cần được điều chỉnh cho thống nhất, đồng bộ giữa các Bộ, ngành liên quan.

Ví dụ, Nghị định 66 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung về quản lý, phát triển cụm công nghiệp có quy định việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư theo thang điểm 100 để xét chọn nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (không phải là đấu thầu).

Trong khi đó, theo khoản 3 Điều 1 của Luật đấu thầu năm 2013 quy định "Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất". Nghĩa là, các dự án khác có sử dụng đất cũng phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Do đó, Sở Công Thương TP.HCM đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh, hướng dẫn các đơn vị thực hiện lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp phù hợp với quy định Luật đấu thầu.

Khách hàng tham quan gian trưng bày sản phẩm công nghiệp chủ lực TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh

Khách hàng tham quan gian trưng bày sản phẩm công nghiệp chủ lực TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh

Về hạ tầng thương mại, từ năm 2019 đến nay, TP.HCM đã thực hiện phân cấp việc xây dựng và ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, và hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong công tác xây dựng giá.

Tuy nhiên, đến nay, các địa phương gặp nhiều vướng mắc liên quan đến việc chuyển đổi từ phí sang giá, và cơ cấu cụ thể để tính giá.

Sở Công Thương TP.HCM kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể cơ cấu tính giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, các điều khoản chuyển tiếp, lộ trình để các tỉnh, thành thống nhất làm theo quy định.

Theo quy định của Luật Quy hoạch, các địa phương không xây dựng quy hoạch ngành riêng mà tích hợp nội dung vào quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Sở Công Thương đề xuất Trung ương sớm xây dựng Chiến lược các ngành cấp quốc gia để làm cơ sở cho các địa phương cụ thể hóa vào quy hoạch chi tiết của địa phương và triển khai thực hiện trên địa bàn.

Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Sở Công Thương TP.HCM đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo (cấp Trung ương và cấp Vùng) về phát triển công nghiệp để triển khai hiệu quả các chương trình, đề án, quy hoạch ngành, sản phẩm.

Ban Chỉ đạo sẽ hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm và giữ vai trò quản lý, liên kết vùng trong phát triển công nghiệp.

"Từ đó, Ban Chỉ đạo đề ra các chính sách phù hợp, đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 và phù hợp với từng ngành công nghiệp, từng vùng và cả nước", bà Ngọc nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM: Nhiều cơ sở quảng cáo sản phẩm công nghệ tế bào gốc chưa được cấp phép

TP.HCM: Nhiều cơ sở quảng cáo sản phẩm công nghệ tế bào gốc chưa được cấp phép

Dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép, nhiều cơ sở đã quảng cáo sản phẩm công nghệ tế bào gốc là sản phẩm tiên phong thị trường châu Á, vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm y tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó chủ tịch WB

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó chủ tịch WB

Chiều 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang thăm, làm việc tại Việt Nam và bà Mariam J. Sherman – tân Giám đốc Quốc gia mới của WB tại khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia từ ngày 1/5/2024 với trụ sở chính tại Hà Nội.

Tháo dỡ 200 căn nhà để tái khởi động nút giao Mỹ Thủy

Tháo dỡ 200 căn nhà để tái khởi động nút giao Mỹ Thủy

Người dân đang tháo dỡ, di dời 200 căn nhà để tái khởi động nút giao 3 tầng, tổng vốn 3.600 tỷ đồng tại cửa ngõ phí Đông TP.HCM, giảm kẹt xe cho cảng Cát Lái.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 luật

Đó là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng.

Doanh nghiệp từng 'mang tiếng' có tên trong danh sách 'Nơi làm việc tốt nhất'

Doanh nghiệp từng 'mang tiếng' có tên trong danh sách 'Nơi làm việc tốt nhất'

Great Place To Work mới công bố danh sách 25 doanh nghiệp là "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024". Công ty tài chính tiêu dùng F88 và những doanh nghiệp quốc tế như Hilton, Syngenta, Ericson, Schneider, DHL-VNPT được vinh danh ở phân khúc công ty có quy mô vừa.

Trái chiều với tỷ giá, lãi suất tiền gửi có thể tăng

Trái chiều với tỷ giá, lãi suất tiền gửi có thể tăng

Tỷ giá USD/VND dự báo sẽ quay về mức 24,000 vào cuối năm và lên 24,600 vào quý 1/2025. Các chuyên gia cho rằng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm hiện nay đang ở đáy nên có thể tăng từ 0.5-1 điểm phần trăm trong tất cả kỳ hạn.