Thứ ba, 21/05/2024

Ngân hàng còn 735.000 tỷ đồng chờ người vay

01/12/2023 4:19 PM (GMT+7)

Làm ngân hàng thì "ai cũng thích cho vay", không cho vay được là "thất nghiệp". Nhưng hiện tất cả các phân khúc khách hàng đều bị ảnh hưởng nên giải ngân tín dụng là "bài toán khó". Hiên ngân hàng đang còn khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì với các ngân hàng, về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023, tính đến ngày 23/11/2023, dư nợ toàn hệ thống tăng 8,38% so với cuối tháng 12 năm ngoái. Hiện dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.

Ngân hàng còn 735.000 tỷ đồng chờ người vay - Ảnh 1.

Ngân hàng còn 735.000 tỷ đồng chờ giải ngân ra nền kinh tế đến cuối năm 2023. Ảnh: TL

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao chủ yếu do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, quá trình phục hồi còn chậm nên cầu tín dụng giảm và sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu… dù Ngân hàng Nhà nước điều hành khá hợp lý, mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ sâu so với năm 2022. Các ngân hàng thương mại cũng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, chủ động tìm kiếm khách hàng,… nhưng việc giải ngân vẫn khó khăn.

Tham gia cuộc họp, đại diện các ngân hàng thương mại cùng chung ý kiến cho rằng trong bối cảnh khó khăn chung, cầu tín dụng suy giảm, mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 cũng cao hơn trước, ở mức 14,5%.

Từ nay tới cuối năm, các ngân hàng sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước, rà soát lại khách hàng để nỗ lực đẩy mạnh cho vay, nhằm đạt mục tiêu cao nhất.

Về vốn, các ngân hàng cho rằng hiện không thiếu, nhưng để bơm cho nền kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, thì không chỉ ở khâu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng hay room tín dụng, mà còn ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, khi thị trường khó khăn như hiện nay, với những khách hàng tốt, các ngân hàng "tranh nhau để cho vay". Nhưng người có khả năng vay và trả thì không có nhu cầu, bởi nếu vay vốn sản xuất mà để tồn kho thì rất nguy hiểm. Còn nhóm khách hàng cần vốn thì ngân hàng phải thận trọng, vì phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng còn 735.000 tỷ đồng chờ người vay - Ảnh 2.

Ngân hàng cho rằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp tốt thì ngân hàng tranh nhau cho vay, nhưng cũng rất nhiều doanh nghiệp cần vốn thì không vay được. Ảnh minh họa: VGP

Đại diện các ngân hàng chia sẻ, làm ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại thì "ai cũng thích cho vay", không cho vay được là "thất nghiệp". Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi tất cả các phân khúc khách hàng đều bị ảnh hưởng thì giải ngân tín dụng là "bài toán khó".

Để giải ngân tín dụng, theo các ngân hàng thương mại, cần có giải pháp đồng bộ, sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp, để nâng cao khả năng hấp thụ vốn.  Ngân hàng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp tổng thể hơn, nhất là giải quyết những vướng mắc pháp lý liên quan tới các dự án bất động sản; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, có các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2023, tăng trưởng tín dụng không đạt được như mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 14,5% dù Chính phủ, Thủ tướng hết sức quan tâm đến công tác điều hành chính sách tiền tệ, để bơm vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đề nghị các ngân hàng thương mại tiếp tục phản ánh, để Ngân hàng Nhà nước cũng như Thủ tướng nắm bắt tình hình, trên cơ sở đó có những giải pháp điều hành hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu.

Trong thời gian còn lại của năm 2023, Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, nỗ lực hơn nữa tìm giải pháp điều hành, cấp tín dụng cho nền kinh tế, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên theo quy định và bảo đảm an toàn hệ thống; phấn đấu tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống năm 2023 khoảng 14%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Hoa hậu Ngọc Hân (Đặng Thị Ngọc Hân) được chấp thuận thôi làm Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác của cô.

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Các hãng hàng không tích cực khai thác các đường bay đến nhiều quốc gia như Singapore, Ấn Độ... để phục vụ nhu cầu hành khách, kích cầu du lịch trong cao điểm hè sắp tới.

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

Dù tâm lý tích cực chiếm ưu thế trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay, VN-Index tăng 4,47 điểm khi thị trường chứng khoán Việt Nam đóng cửa nhưng vẫn chưa chạm đến mốc 1.280 điểm.

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Việt Nam được nhắc tới khi Hyundai và Kia phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ô tô trong bối cảnh Mỹ đánh thuế rất nặng đối với xe có xuất xứ Trung Quốc.

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Với chỉ số chuyến bay hạ cánh đúng giờ là 81,85%, Vietnam Airlines đã vào danh sách top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương.