Nâng tầm giáo dục từ sự mạnh dạn thí điểm

Quốc Hải Thứ tư, ngày 08/04/2015 08:24 AM (GMT+7)
40 năm qua, ngành giáo dục - đào tạo TP.HCM đã nỗ lực với sứ mệnh: Nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo đủ điều kiện và chỗ học cho con em, đảm bảo đủ chuẩn - chất của đội ngũ, xóa khoảng giáo dục cách giữa nội thành và ngoại thành... 
Bình luận 0

Ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM nhận định: Nếu không có sự quyết tâm của ngành, sự động viên khích lệ của các cấp chính quyền thì công tác GDĐT của thành phố khó đạt được những thành quả như: Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học sớm nhất nước (năm 2002), là địa phương duy nhất hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông vào năm 2009 và mới đây đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc mầm non cho trẻ 5 tuổi…

Mạnh dạn thí điểm

img
Giờ tập thể dục của học sinh Trường Tiểu học Tân Thông Hội 1 (xã nông thôn mới Tân Thông Hội, Củ Chi).   quốc hải.
Có thể nói, TP.HCM là địa phương luôn tích cực trong thí điểm các mô hình giáo dục tiên tiến và được nhân rộng tại thành phố và cả nước. Trong đó, đáng chú ý là việc thành phố đã mạnh dạn thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường từ năm 1990, đây được xem là bước đột phá và tạo hiệu ứng, nền tảng học tiếng Anh hiệu quả cho học sinh TP.HCM. Thầy Huỳnh Công Minh - nguyên Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM, chia sẻ: “Lúc đó, nếu ngành GDĐT thành phố không quyết tâm vượt qua trở ngại, thách thức như đối đầu với dư luận, truyền thông và phải giải trình, chứng minh hiệu quả của việc dạy tiếng Anh từ lớp 1, thì bây giờ chương trình tiếng Anh tăng cường không thể lan tỏa, được đánh giá cao về hiệu quả, chất lượng đào tạo”.

 

Không chỉ có chương trình tiếng Anh tăng cường, TP.HCM cũng là đơn vị đầu tiên thí điểm mô hình trường học tiên tiến tại Trường THPT Lê Quý Đôn. Về mô hình này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải trong buổi triển lãm 40 năm thành quả GDĐT thành phố không chỉ đánh giá cao mà mong muốn nhân rộng mô hình này hơn nữa ra nhiều trường học.

Đặc biệt, một điểm sáng cần được nhắc đến trong thành quả 40 năm xây dựng và phát triển của ngành GDĐT thành phố là việc nhân rộng phong trào nghiên cứu khoa học, gieo mầm sáng tạo cho học sinh ở các cấp học. Nhiều trường phổ thông, THCS phát triển mạnh câu lạc bộ đội nhóm học thuật, năng khiếu, nghiên cứu khoa học...

Lá cờ đầu trong ngành giáo dục

Những năm gần đây, thực hiện đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp, mỗi năm TP.HCM có thêm hàng chục ngôi trường mới với 1.500 - 1.600 phòng học được khánh thành. Thành phố hiện đã có gần 28.000 lớp học, đảm bảo đủ chỗ cho hơn 1,2 triệu học sinh học mỗi năm; 99% giáo viên giảng dạy đạt chuẩn. Đặc biệt, toàn thành phố đã có 161 trường học từ mầm non đến THPT đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ tốt nghiệp THPT luôn lọt vào tốp cao của cả nước, số lượng học sinh đạt thành tích trong kỳ thi quốc gia, quốc tế cũng tăng liên tiếp trong nhiều năm qua…

Ông Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị tới đây thành phố phải bám sát mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức tinh hoa, phát huy vai trò và trọng dụng hiền tài phải trở thành chiến lược ưu tiên số một, lâu dài trong chính sách phát triển thành phố”.

   Đáng chú ý trong mốc son của ngành GDĐT TP.HCM là sáng kiến “Năm giáo dục của TP.HCM” năm 1996. Dù ngân sách khi đó còn eo hẹp nhưng lãnh đạo thành phố đã quyết dành 20% ngân sách để đầu tư cho giáo dục, mở rộng việc xây dựng trường lớp. Nhờ đó, tình trạng học ca 3, ca 4 không còn.  


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem