Cận cảnh huyền thoại máy bay tiêm kích 'Mèo hỏa ngục' dưới độ sâu 10m mực nước biển

Thứ bảy, ngày 29/04/2023 11:00 AM (GMT+7)
Những hình ảnh tiệm cận máy bay tiêm kích F6F-3 Hellcat chìm trong vùng nước tương đối nông ở độ sâu 10 mét trên đảo Gizo, Nhật vẫn gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng.
Bình luận 0

Grumman F6F Hellcat là máy bay tiêm kích chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ do Grumman (hiện là Northrop Grumman) phát triển. Nó đã được triển khai và áp đảo các máy bay chiến đấu của Lục quân và Hải quân Nhật Bản. Hơn 12.000 chiếc máy này đã được sản xuất hàng loạt và F6F-3 là loại sản xuất đầu tiên.

F6F-3 su dung Pratt & Whitney R-2800-10. Động cơ này được cho là một trong những kiệt tác của Đại chiến, với công suất tối đa 2.000 mã lực (ảnh của Hiroyuki Tomura, tháng 1/2019)

Hellcat là kiểu máy bay thành công nhất trong lịch sử hải quân, tiêu diệt 5.171 máy bay địch trong phục vụ Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (5.163 chiếc tại Thái Bình Dương và 8 chiếc trong chiến dịch miền Nam nước Pháp), cộng thêm 52 chiến tích nữa của Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, Hellcat được nhanh chóng rút khỏi phục vụ tiền tuyến, và chính thức nghỉ hưu khỏi vai trò tiêm kích bay đêm trong các phi đội hỗn hợp vào năm 1954. F6F-3 sử dụng động cơ Pratt & Whitney R-2800-10. Động cơ này được cho là một trong những kiệt tác của Đại chiến, với công suất tối đa 2.000 mã lực (ảnh của Hiroyuki Tomura, tháng 1/2019).

Không có thiệt hại lớn nào ngoài bảng điều khiển bị mất và hình thức tổng thể hầu như được giữ nguyên (ảnh của Hiroyuki Tomura)

Không có thiệt hại lớn nào ngoài bảng điều khiển bị mất và hình thức tổng thể hầu như được giữ nguyên (ảnh của Hiroyuki Tomura). Xung quanh quần đảo Solomon và đảo Gizo có rất nhiều máy bay nằm dưới biển.Từ tháng 8 năm 1943, một phi đội tiêm kích của Hải quân Mỹ được trang bị F6F-3, loại máy bay tiên tiến nhất lúc bấy giờ, đóng tại các căn cứ trên bộ ở quần đảo Solomon. Không lâu sau, vào ngày 23 tháng 11, Hellcat đọ chiến cùng máy bay Nhật trên vùng đảo Tarawa, bắn rơi 30 chiếc Mitsubishi A6M Zero và tổn thất một chiếc F6F. Trên không phận Rabaul, New Britain ngày 11 tháng 11 năm 1943, Hellcat giao chiến cả ngày với nhiều máy bay Nhật bao gồm A6M Zero, bắn rơi 100 mà chỉ mất vài chiếc F6F. Chiến thuật "Thach Weave" đã phát triển thành một chiến thuật đội hình vào thời đó: mỗi khi một máy bay tiêm kích địch tiến vào một bộ phận máy bay Mỹ, những chiếc Hellcat bị đuổi bắt sẽ cắt về phía đội hình đối diện trong khi đồng đội sẽ bay chéo vào buộc máy bay Nhật phải từ bỏ theo đuổi hoặc phải phơi ra trước vũ khí của Hellcat. Đây là bước khởi đầu của chiến thuật "phi đội" vẫn được dùng cho đến ngày nay, cho phép máy bay Mỹ ít cơ động hơn như chiếc Hellcat tranh chấp với đối thủ Nhật nhanh nhẹn hơn. Hellcat từ đó hầu như tham gia tất cả các cuộc đối đầu với Không lực Nhật Bản.

Kính chắn gió mở để bạn có thể nhìn thấy bên trong, nhưng hầu hết các ghế đều bị mất ngoại trừ phần trên và có thể nhìn thấy giá đỡ ghế bên trái và bên phải (ảnh của Hiroyuki Tomura)

Kính chắn gió mở để bạn có thể nhìn thấy bên trong, nhưng hầu hết các ghế đều bị mất ngoại trừ phần trên và có thể nhìn thấy giá đỡ ghế bên trái và bên phải (ảnh của Hiroyuki Tomura).

Cánh chính được trang bị súng máy Colt Browning M2, 12,7 mm, ba khẩu trên mỗi cánh. Có thể nạp tối đa 400 viên đạn cho mỗi khẩu súng (Ảnh của Hiroyuki Tomura)

Cánh chính được trang bị súng máy Colt Browning M2, 12,7 mm, ba khẩu trên mỗi cánh. Có thể nạp tối đa 400 viên đạn cho mỗi khẩu súng (Ảnh của Hiroyuki Tomura)

Thân máy bay F6F-3 có chiều dọc lớn, nhưng chiều ngang được thu hẹp lại để phù hợp với động cơ nên nhìn từ góc độ này trông khá hầm hố (do Hiroyuki Tomura chụp).

Thân máy bay F6F-3 có chiều dọc lớn, nhưng chiều ngang được thu hẹp lại để phù hợp với động cơ nên nhìn từ góc độ này trông khá hầm hố (do Hiroyuki Tomura chụp).

 

Ngọc Châm (sankei)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem