Manulife nói điều bất ngờ về mức lương "mơ ước" 1 tỷ đồng chi trả cho mỗi nhân viên

18/04/2023 21:30 GMT+7
Những ngày qua, nhiều người không khỏi xuýt xoa, tò mò trước thông tin về mức lương cao ngất ngưởng Manulife chi trả cho nhân viên, lên tới 1 tỷ đồng. Để làm rõ vấn đề này, Etime đã liên hệ tới Manulife để làm rõ.

Mức lương 1 tỷ đồng/người/năm là không đúng sự thật?

Trên nhiều kênh truyền thông đưa tin, thu nhập của nhân viên bảo hiểm của Công ty TNHH Manulife (Manulife Việt Nam) lên tới 1 tỷ đồng/người. Đây là mức chi trả đáng "mơ ước" của rất nhiều lao động tại các ngân hàng, tập đoàn lớn.

Cụ thể, tại báo cáo tài chính cuối năm 2022 của Manulife Việt Nam cho thấy, công ty có 1.153 nhân viên. Năm 2022, doanh nghiệp chi tới 1.133 tỷ đồng chi phí lương, tức bình quân 1 tỷ đồng/người. Trong 3 năm từ 2020-2022, Manulife Việt Nam đều chi trả lương quanh mức 1 tỷ đồng/người.

Chưa hết, nhân viên của Manulife Việt Nam còn nhận được hoa hồng khi bán được các hợp đồng bảo hiểm. Năm 2022, công ty đã chi gần 4.200 tỷ đồng cho việc khen thưởng, hỗ trợ đại lý.

Manulife nói điều bất ngờ về mức lương "mơ ước" 1 tỷ đồng chi trả cho mỗi nhân viên - Ảnh 1.

Chi phí lương của Manulife trong năm 2022

Trao đổi với Etime về vấn đề này, đại diện Manulife Việt Nam khẳng định, mức lương 1 tỷ đồng/người như nhiều tờ báo nêu là không đúng sự thật. 

"Chúng tôi tin rằng Manulife luôn có chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp để thu hút và giữ chân nguồn lao động có chuyên môn, năng lực cao. Dù vậy, chi phí lương thể hiện trong báo cáo tài chính không chỉ bao gồm lương, thưởng cho hơn 1.100 nhân viên chính thức mà còn bao gồm chi phí chi trả cho đội ngũ nhân viên thu phí, nhân viên thời vụ, nhân viên thuê ngoài", đại diện Manulife Việt Nam nói.

Vị đại diện này cũng cho biết, ngoài những khoản nêu trên, chi phí lương này ngoài lương cơ bản còn bao gồm kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình gắn kết nhân viên (teambuilding, câu lạc bộ thể thao…), và các khoản hỗ trợ khác cho nhân viên, v.v.

Manulife Việt Nam lỗ hơn 5.520 tỷ đồng

Báo cáo tài chính riêng năm 2022 của Manulife Việt Nam đã được kiểm toán bởi Ernst &Young Việt Nam cho biết, tại ngày 31/12/2022, Manulife Việt Nam ghi nhận lỗ lũy kế hơn 5.526 tỷ đồng. Cho giai đoạn hoạt động 2015 - 2022, có 5 năm Manulife Việt Nam báo lỗ và 3 năm Manulife Việt Nam ghi nhận kết quả kinh doanh có lãi.

Báo cáo tài chính riêng của Manulife Việt Nam từ năm 2016 đến nay cho thấy, Manulife Việt Nam ghi nhận doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng mạnh hàng năm. Song, lợi nhuận biến động không đồng pha với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bởi khoản chi phí đến từ "dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc". Cụ thể, các năm 2016, 2019 và 2022 Manulife báo lãi nhờ ghi nhận chi phí từ tăng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc ở mức thấp, hoặc giảm mạnh so với các năm liền kề trước đó.

Khoản dự phòng được xem là "của để giành" của các doanh nghiệp.

Vì đâu Manulife Financial Asia vẫn bơm tiền mạnh mẽ cho Manulife Việt Nam dù doanh nghiệp báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng? - Ảnh 2.

Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính riêng Manulife Việt Nam.

Tại ngày 31/12/2022, số dư dự phòng nghiệp vụ của Manulife Việt Nam lên đến 73.802 tỷ đồng, tương đương khoảng 70% tổng tài sản của doanh nghiệp này.  Trong đó, gần 70% là dự phòng cơ bản cho các hợp đồng bảo hiểm tham gia chia lãi.

Vì đâu Manulife Financial Asia vẫn bơm tiền mạnh mẽ cho Manulife Việt Nam dù doanh nghiệp báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng? - Ảnh 3.

Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính riêng Manulife Việt Nam.

Theo giới thiệu, cập nhật đến hết năm 2022, Manulife Việt Nam đang dẫn đầu thị trường về phí bỏa hiểm nhân thọ quy theo năm (APE), có đến 6.924 tỷ đồng được chi trả cho quyền lợi bảo hiểm. 90.000 tỷ đồng tổng tài sản quản lý. 80 chi nhánh, văn phòng trên toàn quốc cùng đội ngủ gần 64.000 tư vấn viên chuyên nghiệp.

Báo cáo tài chính riêng cho thấy, tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của Manulife Việt Nam gần 106.379 tỷ đồng. Gần 60% tổng tài sản được Manulife Việt Nam đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính quyền địa phương. Tuy nhiên, phần trái phiếu doanh nghiệp ở hạng mục nắm giữ ngắn hạn khoảng hơn 1.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Vì đâu Manulife Financial Asia vẫn bơm tiền mạnh mẽ cho Manulife Việt Nam dù doanh nghiệp báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng? - Ảnh 4.

Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính riêng Manulife Việt Nam.

Thuyết minh cho thấy, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh của Manulife Việt Nam đang nắm giữ có kỳ hạn gốc 10 năm đến 15 năm và được hưởng lãi suất từ 9,1% đến 15%/năm. Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn gốc từ 2 năm đến 5 năm và được hưởng lãi suất từ 6,64% đến 10,5%/năm.

Khoảng 25% tổng tài sản của Manulife Việt Nam được phân bổ cho tiền gửi có kỳ hạn ngắn, tiền đặt tại ngân hàng, tiền mặt và đầu tư vào cổ phiếu.

Vì đâu Manulife Financial Asia vẫn bơm tiền mạnh mẽ cho Manulife Việt Nam dù doanh nghiệp báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng? - Ảnh 5.

Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính riêng Manulife Việt Nam.

 80% tổng tài sản phân bổ cho các sản phẩm tài chính sinh lợi cao giúp mang về cho Manulife khoản lãi hoạt động tài chính hàng năm từ 850 tỷ đến gần 4.300 tỷ đồng. 

Vì đâu Manulife Financial Asia vẫn bơm tiền mạnh mẽ cho Manulife Việt Nam dù doanh nghiệp báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng? - Ảnh 6.

Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính riêng Manulife Việt Nam.

Ở thời điểm tháng 3/2023, Manulife Việt Nam có khoản nghĩa vụ tiềm tàng có thể làm Manulife Việt Nam gánh thêm khoản chi phí do không được khấu trừ thuế thu nhập cho giai đoạn 2018 -2022 gần 4.000 tỷ đồng.

Cụ thể, từ ngày 6/7/2018 đến ngày 8/8/2018, Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm đã tiến hành thanh tra chuyên đề tại Công ty cho các hoạt động trong năm 2017. Theo kết luận thanh tra số 13491/BTC-QLBH ban hành ngày 8/11/2019, một số chi phí liên quan đến hoạt động đại lý bị coi là chi phí không được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến việc lỗ lũy kế mang sang của năm 2017 bị điều chỉnh giảm đi 904.665 triệu đồng. Công ty đã tiến hành điều chỉnh số liệu theo yêu cầu của Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm bằng cách trình bày lại dữ liệu tương ứng trên báo cáo tài chính riêng năm 2019.

Trong năm 2022, Công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm sự hướng dẫn để làm rõ "Các hoạt động đại lý". Công ty cũng đã thực hiện một kế hoạch hành động nhằm giải quyết các kiến nghị của Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm với tác động thấp nhất và đồng thời cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. 

Trong thời gian chờ những phản hồi cuối cùng từ cơ quan chức năng, Công ty không thực hiện điều chỉnh một số chi phí tương tự trong các năm tài chính 2018, 2019, 2020, 2021 và 2022. Nếu phản hồi là không thuận lợi cho phía Công ty (nghĩa là: các chi phí này không được khấu trừ) thì khoản chi phí tương tự không được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2018, 2019, 2020, 2021 và 2022 ước tính sẽ tăng tương ứng là 577.270 triệu đồng, 827.847 triệu đồng, 958.951 triệu đồng, 907.921 triệu đồng và 637.342 triệu đồng.


O.L
Cùng chuyên mục