Lời dẫn Trung thu 2018 cho chị Hằng, chú Cuội hay nhất

Yến Linh Chủ nhật, ngày 16/09/2018 08:04 AM (GMT+7)
Đêm rằm Trung thu với bữa tiệc phá cỗ linh đình không thể thiếu đi hình ảnh Chị Hằng - Chú Cuội.
Bình luận 0

- Đánh hồi trống ổn định chỗ ngồi để tổ chức chương trình 

- Tiết mục văn nghệ múa hát do các con của trường biểu diễn

- Tiết mục văn nghệ do các thầy cô biểu diễn.

Hoạt động Lời dẫn 

Chú Cuội

Chị Hằng

Cuội từ ngoài bước vào, vừa đi vừa nói:

- Ôi sao mà đẹp thế! Ở đâu mà đẹp thế nhỉ? Đẹp như cung trăng ý! Úi trời! Lại còn bao nhiêu hoa quả bánh kẹo này, ngon quá!

- (Ngẩng lên nhìn các bé) A ha! Nhiều bạn nhỏ đông vui chưa kìa! Chào các bạn nhỏ nhé! Gớm, các bạn xinh xắn đáng yêu quá cơ! (Vừa chỉ vừa miêu tả 1 nam 1 nữ) Đấy đấy, bạn gái có... Bạn trai kia nữa kìa (...miêu tả...) (Đứng thẳng, xốc cổ áo, vuốt tóc) tớ cũng đẹp trai lắm nha!

À mà các cậu đã biết tớ là ai chưa? Đố các cậu biết đấy (Hỏi phía dưới) Đúng rồi! Tớ là Cuội, Cuội đẹp trai đây!

Thế cho tớ hỏi với, hôm nay là ngày gì mà ở đây lại đông vui, lại nhiều kẹo bánh thế nhỉ? (Hỏi phía dưới – trả lời) Ừ nhỉ? Hóa ra hôm nay là Trung thu mà tớ lại quên mất!

(Tay xoa bụng) Các cậu ơi tớ đói bụng quá! Làm sao bây giờ?À, hay là tớ xơi tạm miếng bánh nhỉ? Shuyt! Đừng cho ai biết nhé!

Cuội lò dò đến mâm cỗ, chuẩn bị đưa tay ra nhúm thì Hằng Nga cất tiếng gọi, mặt trăng từ từ hạ xuống.

- Cuội ơi! Cuội...! Cuội ơi chờ chị với!

Úi úi! Chị Hằng Nga! Chị Hằng Nga tới rồi! (Chạy lại phía mặt trăng, giọng lắp bắp) Chị....chị, chị Hằng Nga đấy à? Em, em, em Cuội đây!

- Ừ! Chị Hằng Nga đây! Sao em xuống hạ giới vội thế mà không chờ chị? Mau mở cửa phi thuyền cho chị với! Chị quên mất câu thần chú rồi!

- Câu thần chú ạ? Vâng vâng, em mở cho chị ngay đây! (Vung tay)

+ Lạc ơi mở ra! – Ơ! Sao lại không mở nhỉ?

+ Ngô ơi mở ra! – Hix! Vẫn không nhúc nhích!

+ Khoai ơi mở ra! Sắn ơi mở ra!

- Nhớ ra chưa Cuội ơi! Mau mau lên nào!

- Hu hu! Thần chú là gì nhỉ? Các bạn nhỏ ơi giúp Cuội với! Có bạn nào biết không? (Dưới trả lời Vừng ơi mở ra. Cuội đọc thử không đúng)

- A! Tớ nhớ ra rồi! Trăng ơi mở ra... (Nhạc đệm, chị Hằng đẩy ông trăng. Bước ra. Cuội nhảy cỡn lên sung sướng)

- A ha! Đúng rồi! Đúng rồi! (Cuội cầm tay chị Hằng bước ra chính giữa sân khấu)

Chị Hằng bước ra sân khấu.

- Chị Hằng và anh Cuội chào các em! Các bạn nhỏ đáng yêu ơi, một mùa trung thu nữa lại đến rồi. Các em có nhìn thấy ông trăng to tròn vành vạnh trên cao kia đẹp không nào? Chị Hằng và anh Cuội vừa ở trên cung trăng xuống đây để cùng rước đèn, phá cỗ với các em đấy! Các em có thích không nào?

- Thế còn anh Cuội thì sao nhỉ?

- Vui lắm vui lắm! Chưa bao giờ Cuội thấy mâm cỗ trung thu nào lại to như thế này, lại nhiều bạn nhỏ đáng yêu như thế này!

- Các em biết không? Để có đêm trung thu vui như thế này, chúng mình đã nhận được sự quan tâm ưu ái của các bác lãnh đạo chính quyền địa phương xã..............

(Giới thiệu đại biểu.......)

Vỗ tay chào mừng....

Văn nghệ

Cuội ôm đàn guitar (hoặc chiếc quan nan, hoặc quạt dừa…), vừa đi vừa hát nghêu ngao: Tính tính tình tình tang tang tang, cuộc đời mình như chiếc thuyền nan, trôi nó trôi bềnh bồng....

- Các cậu thấy tớ hát có hay không? Tớ biết có anh chàng hát hay hơn tớ, chơi đàn giỏi hơn tớ, đẹp trai....bằng tớ. Tớ sẽ mời anh ấy đến hát cho chúng mình nghe bài... Bài này có tên là gì ý nhỉ? Mà thôi, các cậu nghe rồi đoán xem đó là bài gì nhé!

- Thế các bạn đã đoán ra tên bài hát này là gì chưa?

Phương án 1: Các bé ở dưới nói đúng -> Cuội quay sang hỏi lại người chơi đàn -> khen

Phương án 2: nếu k ai nói đúng -> Vậy thì chúng mình hãy cùng hỏi anh ý xem bài hát này có tên là gì nhé!

Cùng Cuội bước ra khi bài hát kết thúc. Một màn biểu diễn thật hay phải không nào các em?

- Giới thiệu các tiết mục văn nghệ tiếp theo

Trò chơi 1

Hát đố 

Hằng Nga và Cuội lần lượt hát đố

- Được rồi! Bây giờ chị và Cuội sẽ hát đố tên một loại quả xem các bạn nhỏ có đoán được không nhé.

Lời bài hát:

Quả gì mà chua chua thế? (Chờ các em học sinh đồng thanh hát)

Xin thưa rằng quả khế. 

Ăn vào thì chắc là chua?

Vâng vâng, chua thì để nấu canh chua.

Quả gì mà da cưng cứng? (Chờ các em học sinh đồng thanh hát)

Xin thưa rằng quả trứng.

Ăn vào thì nó làm sao?

Không sao, ăn vào người sẽ thêm cao quả gì mặc bao nhiêu áo? (Chờ các em học sinh đồng thanh hát)

Xin thưa rằng quả pháo.

Ăn vào thì chắc là dai? 

Không dai, nhưng mà nổ điếc hai tai. 

Quả gì mà lăn lông lốc? (Chờ các em học sinh đồng thanh hát)

Xin thưa rằng quả bóng.

Sao mà quả bóng lại lăn?

Do chân, bao người cùng đá trên sân. 

Quả gì mà gai chi chít? (Chờ các em học sinh đồng thanh hát)

Xin thưa rằng quả mít. 

Ăn vào thì chắc là đau? 

Không đau, thơm lừng tận mấy hôm sau. 

Quả gì mà to to nhất? (Chờ các em học sinh đồng thanh hát)

Xin thưa rằng quả đất.

To bằng quả mít mật không? 

To hơn, to bằng nghìn núi Thái Sơn.

Trò chơi 2: Nhanh trí

Hằng Nga và Cuội mời 3 bạn lên sân khấu, trong vòng 1 phút các bạn nhỏ phải nói được 20 đồ dùng dành cho các bạn học sinh.

- Chà chà! Các bạn nhỏ trường/ thôn/xã......... giỏi quá. Chị có ý này! Các em có muốn chơi trò đoàn đồ vật, nhận phần thưởng không nào?

Trò 3: Miêu tả, đoán đồ vật - 5p

Chuẩn bị khoảng 7 đồ vật rồi tặng luôn đồ vật đó làm quà cho học sinh miêu tả được cho Cuội trả lời đúng.

- Cuội hãy đứng nghiêm ở đây, quay trái, phải, không ngó ra đằng sau nhé! Chị sẽ có những đồ vật giấu sau lưng bạn Cuội rồi chị sẽ mời các bạn nhỏ miêu tả đồ vật đó để bạn Cuội đoán xem đó là cái gì. Nếu Cuội đoán đúng thì bạn nhỏ đó sẽ có quà đấy!

- Lưu ý là chúng mình không được đọc tên vật đó đâu nhé! Như thế sẽ là phạm quy đấy!

Trao quà – phá cỗ

- Tiết mục văn nghệ bài Chiếc đèn ông sao

Cuội và Hằng Nga đi vào, Cuỗi vỗ tay reo hò, nhảy cỡn lên khen.

- Các em yêu quý! Từ đầu chương trình tới giờ chúng mình đã được thưởng thức những tiết mục rất hay, những trò chơi rất vui nhộn phải không nào?

- Chị Hằng ơi, mẫm cỗ được bày biện đẹp và có nhiều bánh kẹo quá, chúng ta mời các bạn nhỏ lên phá cỗ cùng thôi.

Vậy là chúng ta đã có một đêm trung thu thật vui và ý nghĩa. Chị thấy bạn nhỏ nào cũng cười rất tươi, rất đáng yêu.

- Các bạn nhỏ ơi! Cuội và chị Hằng chuẩn bị lên cung trăng đây! Các cậu có nhớ tớ và chị Hằng không?

- Còn chị và bạn Cuội sẽ nhớ các em lắm đấy! Chúng mình đã có một đêm hội thật vui. Chị mong rằng các em sẽ luôn ngoan ngoãn, nghe vâng lời thầy cô và bố mẹ, học tập thật chăm chỉ, thật siêng năng để là con ngoan trò giỏi, làm vui lòng cha mẹ và thầy cô nhé!

- Các cậu có điểm 9 điểm 10 nào thì nhớ khoe lên cung trăng cho tớ và chị Hằng Nga biết nhé!

- Tạm biệt!

- Tạm biệt các em! Hẹn gặp lại vào trung thu năm sau nhé!

Clip: Cách làm bánh trung thu. Nguồn: Feddy

TẾT TRUNG THU TRONG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT

Tết Trung thu được xem là một trong những ngày lễ quan trọng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Tết Trung thu được bắt nguồn từ văn minh lúa nước của người Việt.

Đến nay, kho tàng cổ tích dân tộc có rất nhiều sự tích, truyền thuyết lưu truyền trong dân gian xung quanh nguồn gốc của ngày Tết Trung thu như: Sự tích về chú Cuội lên cung trăng; Sự tích chị Hằng Nga; Sự tích về người mẹ hi sinh đôi mắt của mình để thành ánh trăng soi sáng cho con….

Vì thế, cứ vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch hàng trẻ em trên khắp cả nước lại háo hức với những phần quà đồ chơi, bánh kẹo và được tổ chức vui chơi, phá cỗ Tết Trung thu. Và đối với người lớn, đây là dịp để cho ông bà, bố mẹ, anh chị… thể hiện nhiều hơn nữa tình yêu thương đối với con trẻ.

Thông thường, chương trình Tết trung thu cho các em thiếu nhi sẽ được tổ chức kéo dài từ ngày 14 - 15.8 âm lịch. Vào tối ngày 14.8 âm lịch, trẻ em sẽ được tập trung tại nhà văn hóa hoặc sân bãi để cùng nhau đi rước đèn và ngày 15.8 âm lịch sẽ là ngày lễ chính.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem