Lan Trần Mộng

  • Tết Nguyên đán năm nay, các nhà vườn Sa Pa sẽ đưa ra thị trường khoảng 15.000 chậu hoa địa lan quý Trần Mộng, tăng hơn 5.000 chậu so với năm ngoái, giá từ 30 - 80 triệu đồng.
  • Những ngày này, thời tiết Sa Pa (tỉnh Lào Cai) chuyển lạnh giá, nhiệt độ ban đêm xuống tới 5oC. Sương muối và băng giá sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của lan trần mộng (địa lan), nên các hộ dân đã di chuyển vườn lan xuống vùng thấp.
  • Từ lâu bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) được coi như “thủ phủ” của loài hoa địa lan Trần Mộng. Địa lan Không những mang lại hương sắc cho nơi đây còn giúp nhiều gia đình có nguồn thu cao kinh doanh loài hoa này. Tuy nhiên, năm nay số lượng địa lan bán ra thị trường ít, nhất là những chậu hoa đẹp, số lượng hoa lớn khan hiếm hơn.
  • Chàng trai dân tộc Mông Sùng A Chia (SN 1987) ở thôn Suối Thầu (xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) – là một trong những người Mông đầu tiên trồng thành công loại địa lan Trần mộng. “Từ loài cây địa lan rừng này, tôi đã xây được nhà, mua được xe… cuộc sống đã bước sang một trang mới chú à”, A Chia cho biết.
  • Đang ăn nên làm ra với nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Thanh Hóa, nghe theo tiếng gọi từ bố, anh Lê Lệnh Thuận (1984) rời nơi “chôn rau cắt rốn” lên mảnh đất Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) trồng lan “giấc mộng vua Trần”. Mỗi năm, anh Thuận bỏ túi 400 triệu đồng từ loài hoa lan Trần Mộng này.
  • Huyện Sa Pa (Lào Cai) mùa đông năm nay được ví như vùng đất băng tuyết. Nhiều nhà vườn trồng địa lan Trần Mộng nổi tiếng đã xoay sở đưa địa lan "đi trốn băng tuyết" trong hơn 1 tháng qua. Bù lại nỗi vất vả này là tiến độ bán địa lan Trần Mộng rất thuận, nhiều nhà vườn "cháy hàng" dịp gần Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018...
  • Tháng 12, Sa Pa (Lào Cai) rét căm căm. Đó là lúc người trồng địa lan-loài hoa "Trần mộng-giấc mộng vua Trần" rục rịch cho một cuộc “di cư”, đưa những chậu lan về vùng có thời tiết ấm. Cuộc “di cư” tránh rét ấy tốn biết bao công sức, tiền bạc mà có khi đổi lại chỉ là những tiếng thở dài...